+Aa-
    Zalo

    Khát vọng xây dựng chuỗi Nhà hàng ẩm thực sinh thái OCOP

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐS&PL)Sinh ra và lớn lên từ vùng quê nghèo của quê hương quan họ Bắc Ninh, chị Nguyễn Thị Thanh Thủy nhiều năm nay trăn trở về việc xây dựng chuỗi nhà hàng ẩm thực sinh

    Nhà hàng Quả Trám số 21 Phùng Hưng, Hà Nội

    Chương trình Quốc gia “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (One Commune, One Product - OCOP) là mô hình được học tập từ phong trào “Mỗi làng một sản phẩm của của Nhật Bản” (One Village, One Product - OVOP). Thực chất đây là giải pháp để phát triển kinh tế từ các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, truyền thống văn hóa, danh thắng các địa phương vốn dĩ là những tiềm năng lợi thế của các vùng miền chưa được phát huy, khai thác để phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho người dân vùng nông thôn. Ở nước ta những sản phẩm OCOP được biết đến những đặc sản quý hiếm của các vùng miền.

    Chị Nguyễn Thị Thanh Thủy (đứng giữa) lưu niệm với một số chuyên gia Nông nghiệp

    Sinh ra và lớn lên từ vùng quê nghèo của quê hương quan họ Bắc Ninh, chị Nguyễn Thị Thanh Thủy nhiều năm nay trăn trở về việc xây dựng chuỗi nhà hàng ẩm thực sinh thái OCOP với món ăn mang những giá trị khác biệt. Đó là sự an toàn, văn hóa vùng miền, những câu chuyện ẩn chứa trong mỗi món ăn, cách chế biến độc đáo và phong cách phục vụ đặc trưng.

    Khởi đầu cho khát vọng đó là Nhà hàng nằm trên con phố Phùng Hưng (phố cổ Hà Nội) với tên gọi rất đỗi giản dị: Nhà hàng Quả Trám. Nằm trên diện tích vừa phải nhưng được trang trí giản dị, hài hòa về màu sắc và chất liệu, Nhà hàng Quả Trám hấp dẫn thực khách bởi những món ăn đặc sản vùng cao mà không nhiều nhà hàng có được.

    Nguyên liệu sạch được tuyển chọn từ các vùng quê đặc sản nổi tiếng đạt tiêu chuẩn là sản phẩm OCOP như: Gà Tiên Yên Quảng Ninh, Trâu Điện Biên, Mật ong bạc hà Hà Giang, Cam Vũ Quang, Lợn bản Hà Quảng – Cao Bằng, Cá Ngạnh sông Đà, đặc sản quả trám tự nhiên (Trám nhồi thịt, Nộm trám, Xôi trám, Cá kho trám, thịt kho trám, trám ngâm tương... ). Tất cả mang tới cho thực khách những món ăn không chỉ ngon bởi sự đặc sắc, chất lượng của nguyên liệu mà còn chứa đựng và lưu giữ những giá trị văn hóa độc đáo của ẩm thực vùng cao.

    Đặc trưng của nhà hàng là các món ăn từ quả trám

    Đặc sản Gà Tiên Yên múa cột

    Tiếng lành đồn xa, giờ đây Nhà hàng Quả trám 21 Phùng Hưng, Hà Nội là địa chỉ thưởng thức văn hóa ẩm thực quen thuộc của giới nghiên cứu, văn nghệ sĩ, người sành ẩm thực, người yêu thích khám phá trải nghiệm hương vị ẩm thực Việt độc đáo, hấp dẫn và cả những vị khách Quốc tế khi đến với Việt Nam.

    Thủ tướng Rumani Dacian Ciolos trải nghiệm văn hóa ẩm thực tại Nhà hàng

     

    GS sử học Lê Văn Lan đánh giá cao ý tưởng giới thiệu văn hóa ẩm thực Việt qua các sản phẩm OCOP

    Người đẹp Lý Nhã Kỳ rất thích thú với những món ăn tại Nhà hàng Quả Trám

    Đến với Nhà hàng Quả Trám để trải nghiệm những món ăn mang hương vị quê hương, đặc sản OCOP của các vùng miền, thực khách sẽ chợt nhận ra ăn uống phản ánh trình độ văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi vùng dân cư. Nó là kết tinh những tri thức của con người về nhiều lĩnh vực; sự hiểu biết thiên nhiên, kỹ thuật, thẩm mỹ, tâm lý, tín ngưỡng, phong tục tập quán và cách xử thế. Văn hóa ẩm thực là một biểu hiện quan trọng trong đời sống con người, là một nét văn hóa đặc sắc. Thăng Long- Hà nội là nơi hội tụ của bốn phương, là nơi kết tinh những tinh hoa của đất nước. Trải qua hơn một nghìn năm lịch sử, người Hà Nội đã tạo dựng được một nền văn hóa to lớn cho dân tộc Việt Nam. Tiêu biểu trong đó là sự thanh lịch, sang trọng, tao nhã toát lên từ lời ăn tiếng nói, dáng đi và qua cách ăn uống của người Hà Nội.

    Văn phòng Điều phối nông thôn mới trung ương cho biết, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020, đến nay cả nước đã có 41/63 tỉnh, thành phố đã ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch, đề án thực hiện OCOP cấp tỉnh; 14 tỉnh, thành phố ban hành kế hoạch triển khai thực hiện OCOP...cả nước đặt mục tiêu đến năm 2020 có 2.211 sản phẩm OCOP được chuẩn hóa chất lượng tập trung vào 5 nhóm sản phẩm gồm: Thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải may mặc, đồ lưu niệm - nội thất và nhóm dịch vụ du lịch. Đặc biệt, cả nước đã có 4 tỉnh: Bắc Kạn, Lào Cai, Quảng Ninh và Quảng Nam thẩm định, xét công nhận cho 200 sản phẩm OCOP với các mức “3 sao”, “4 sao” và “5 sao” (sản phẩm từ 1 đến 3 sao, phục vụ thị trường trong nước; sản phẩm từ 4 đến 5 sao có khả năng cạnh tranh, xuất khẩu). Vấn đề còn lại là chúng ta cần phải quảng bá và có nhiều cách làm phù hợp như cách làm của Nhà hàng Quả Trám để nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm OCOP.

    Xuân Nguyên/Sức Khỏe 365

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khat-vong-xay-dung-chuoi-nha-hang-am-thuc-sinh-thai-ocop-a276062.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.