+Aa-
    Zalo

    Khám phá "sát thủ săn ngầm" P-3 Orion Mỹ dự định bán cho Việt Nam

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – "Sát thủ săn ngầm" P-3 Orion mà Mỹ dự định bán cho Việt Nam sẽ không đi kèm với những loại vũ khí sát thương như tên lửa chống hạm hay ngư lôi.

    (ĐSPL) – "Sát thủ săn ngầm" P-3 Orion mà Mỹ dự định bán cho Việt Nam sẽ không đi kèm với những loại vũ khí sát thương như tên lửa chống hạm hay ngư lôi.
    Reuters dẫn nguồn tin từ quan chức cấp cao giấu tên của chính phủ Mỹ ngày 23/9 tiết lộ Washington đang tiến gần đến việc bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam và một trong những thương vụ hiện thực đầu tiên của 2 nước có thể là mẫu máy bay do thám, chống ngầm P-3 Orion.
    Máy bay P-3 Orion đã phục vụ trong Hải quân Mỹ từ những năm 1960 với nhiệm vụ chủ yếu là tuần tiễu chống ngầm. Biến thể hiện đại nhất của loại máy bay này là P-3C được bàn giao cho Hải quân Mỹ từ 1969.
    Khám phá

    Máy bay trinh sát, săn ngầm P-3 Orion trong biên chế hải quân Mỹ.

    Đến nay, P-3 Orion đã được nâng cấp nhiều lần để phù hợp cho chiến trường hiện đại. Ngoài ra, các cụm thiết bị riêng như thiết bị liên lạc, định vị, trinh sát thủy âm và điều khiển vũ khí của chiếc P-3C Orion cũng được nâng cấp trong các chương trình riêng biệt để thỏa mãn yêu cầu của Hải quân Mỹ.
    Khám phá “sát thủ săn ngầm” P-3 Orion
    Một phi đội tiêu chuẩn vận hành máy bay P-3 Orion có 11 người, bao gồm 3 phi công, 2 sĩ quan giám sát bay hải quân, 2 kỹ thuật viên bay, 3 sĩ quan vận hành thiết bị trinh sát và một kỹ thuật viên chung.
    Loại máy bay này có khả năng mang nhiều loại vũ khí tùy thuộc vào các sứ mệnh trên bộ và trên biển như tên lửa chống hạm AGM-84H/K Harpoon, AGM-84E SLAM, tên lửa đối đất AGM-65F Maverick, ngư lôi Mk-46, Mk-50, Mk-54... Thậm chí, P-3 Orion còn có thể mang theo bom hạt nhân B57 theo tiêu chuẩn của Mỹ.
    Khám phá

    Máy bay P-3 Orion do hãng Lockheed Martin sản xuất.

    Với nhiệm vụ chủ yếu là chống ngầm, P-3 Orion được trang bị rất nhiều thiết bị trinh sát hiện đại như sonar DIFAR, thiết bị phát hiện điểm từ trường bất thường (MAD)... Các thông tin thu thập được sẽ được chuyển đến máy tính trung tâm, từ đó sẽ phân tích, lưu trữ, gửi đến các cấp chỉ huy hay vận hành tự động các vũ khí trên máy bay.
    Ngoài các nhiệm vụ ngăn chặn tàu ngầm từ xa, một số máy bay P-3 Orion được nâng cấp để hỗ trợ mặt đất trên chiến trường gồm radar địa hình, cảm biến quang-điện tử với khả năng kết nối thời gian thực cho các nhiệm vụ trinh sát, tuần tiễu.
    Hải quân Mỹ dần thay thế P-3 Orion
    Hiện nay, Mỹ đang hoàn thiện và chuẩn bị đưa máy bay chống ngầm P-8 Poseidon vào biên chế nên số lượng lớn các máy bay P-3 Orion sẽ được chuyển đổi thực hiện các nhiệm vụ khác, ít quan trọng hơn và được rao bán cho nước ngoài.
    Ngoài Mỹ, Nhật Bản cũng có nhu cầu thay thế 100 chiếc P-3 Orion với thiết bị điện tử nội địa bằng máy bay chống ngầm Kawasaki P-1.
    Khám phá

    P-3 Orion của hải quân Australia từng nhận nhiệm vụ tìm kiếm chuyến bay MH370 mất tích.

    Cùng với việc nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, trong tương lai, loại máy bay này chắc chắn sẽ đến tay nhiều nước hơn ngoài khối đồng minh của Mỹ trong đó có Việt Nam.
    P-3 Orion có chiều dài 35,6 mét, cao 10,3 mét với sải cánh 30,4 mét, khối lượng cất cánh tối đa 63,45 tấn, sử dụng 4 động cơ cánh quạt T-56-A-13 công suất 4.600 mã lực/động cơ. Tốc độ tối đa của máy bay là 750 km/h, tầm hoạt động tới 4.400 km (khi tuần tiễu ở tốc độ 600 km/h).
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/kham-pha-sat-thu-san-ngam-p-3-orion-my-du-dinh-ban-cho-viet-nam-a52125.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan