+Aa-
    Zalo

    Khám phá những kỷ lục Guinness chưa bao giờ bị soán ngôi

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Người giàu nhất mọi thời đại, người nhẹ nhất thế giới, người nặng nhất thế giới, viên kim cương lớn nhất thế giới…là những kỷ lục Guinness chưa bao giờ bị soán ngôi

    Người giàu nhất mọi thời đại, người nhẹ nhất thế giới, người có cân nặng nhất thế giới, viên km cương lớn nhất thế giới…là những kỷ lục Guinness chưa bao giờ bị soán ngôi.

    Viên kim cương lớn nhất

    Viên kim cương Cullinan I là viên kim cương thô lớn nhất thế giới từng được tìm thấy trên Trái Đất cho đến nay với khối lượng lên đến 3.106,75 cara (621,350 g).

    Năm 1905, viên đá quý thô tuyệt đẹp đã được tìm thấy tại Gauteng, Nam Phi, và được gửi tặng Vua Edward VII của Anh vào ngày sinh nhật ông.

    Sau này nó được đẽo gọt thành 9 viên đá nhỏ hơn. Trong đó viên kim cương lớn nhất là viên Cullinan II hay còn gọi là “Ngôi sao sáng nhất châu Phi”, có khối lượng lên đến 530,4 cara (106,08 g), cũng chính là viên kim cương qua tạo tác lớn nhất thế giới cho đến nay, hiện đang được gắn trên cây vương trượng của vua Anh.

    Người giàu nhất mọi thời đại

    Mansa Musa (1280 – 1337), trị vì đế chế Mali giàu có (gồm cả Ghana Timbuktu và Mali ngày nay), được trao danh hiệu người giàu có nhất mọi thời đại trên thế giới. Sự giàu có của ông xuất phát từ nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào của đất nước Mali mà ông cai trị.

    Ông đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ từ sản xuất vàng và muối. Ước tính giá trị tài sản ròng đã được điều chỉnh theo lạm phát của Mansa Musa I là hơn 410 tỷ USD, một con số khổng lồ vượt xa tổng tài sản của 3 tỷ phú Bill Gates, Warren Buffett và  Amancio Ortega cộng lại.

    Dù hơn 700 năm đã trôi qua, nhưng so về mức độ giàu có và tầm ảnh hưởng thì chưa một ai có thể sánh ngang hàng với Mansa Musa.

    Người đàn ông cao nhất mọi thời đại

    Robert Pershing Wadlow sinh năm 1918, mất năm 1940, người Alton, Illinois, Mỹ. Ông là người cao nhất trong lịch sử và được biết đến với cái tên “Khổng lồ Alton”.

    Wadlow được xác nhận đạt chiều cao 2m72 khi ông qua đời ở tuổi 22 (năm 1940) do bị nhiễm trùng ở chân. Vấn đề về tuyến yên khiến ông không ngừng tăng chiều cao cho đến khi mất. Ngay cả người đang giữ kỷ lục cao nhất thế giới hiện nay là Sultan Kosen (cao 2m47), người Thổ Nhĩ Kỳ cũng kém Robert Wadlow 25 cm.

    Người nặng nhất thế giới

    Jon Brower Minnoch là người đàn ông nặng cân nhất thế giới sinh năm 1941 và cho đến này vẫn chưa ai có thể phá được kỷ lục 634 kg của ông nắm giữ. Ông qua đời năm 1983 sau khi đã nỗ lực giảm được 361 kg.

    Người nhẹ nhất thế giới

    Đó là Lucía Zárate, một phụ nữ người Mexico với chiều cao 54,6cm và cân nặng 2,1kg, được ghi danh vào sách kỷ lục Guiness trở thành người nhẹ nhất thế giới và kỷ lục này của Lucía đến nay vẫn chưa một ai có thể vượt qua.

    Năm 1890 người phụ này qua đời ở tuổi 26 do bị hạ thân nhiệt khi chiếc xe lửa chở gánh xiếc của cô bị kẹt trong núi tuyết tại Sierra Nevada.

    Người ngồi trên trụ đá lâu nhất

    Kỷ lục này thuộc về Thánh Simeon the Stylite, một thầy tu người Syrie sống ở thế kỷ thứ 5. Theo đó, thầy tu này đã dành 37 năm ngự trên đỉnh một trụ đá tại Ngọn đồi Kỳ diệu ở Syrie mà không bao giờ ngủ cũng như nhịn ăn hoàn toàn.

    Đám đông tập trung quanh trụ đá để nghe thầy tu Simeon the Stylite (sau này được phong là thánh) thuyết giáo cho đến khi ông qua đời vào năm 459.

    Tiến sĩ trẻ nhất

    Karl Witte (sinh năm 1800) hiện vẫn giữ kỷ lục thế giới khi là người trẻ nhất có bằng tiến sĩ. Năm 9 tuổi, Witte có thể nói 5 thứ tiếng và được trao bằng tiến sĩ Triết học tại ĐH Giessen khi chỉ mới 13 tuổi.

    Thần đồng này từng muốn trở thành một luật sư, do đó ông đã đi đến Ý vào năm 1818 để thực hiện mục tiêu của mình. Song vì rất yêu sách nên Witte đã quyết định rẽ hướng khác trong sự nghiệp.

    Nạn dịch khiến nhiều người thiệt mạng nhất

    “Cái chết Đen” là tên gọi của một đại dịch xảy ra ở châu Á và châu Âu trong thế kỷ 14, kéo dài trong suốt 13 năm. Nó là một trong những đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử nhân loại, ước tính nạn dịch này đã giết chết từ 30 tới 60% dân số của châu Âu và giảm dân số toàn cầu từ khoảng 450 triệu người xuống còn từ 350 đến 375 triệu người vào năm 1400. Ước tính châu Âu sẽ phải mất tới 150 năm mới có thể phục hồi lại dân số đã bị đại dịch này tàn phá.

    Âm thanh lớn nhất

    Ngày 27.8.1883, vụ nổ kinh thiên động địa xảy ra trên đảo Krakatoa (Indonesia), có chỉ số phun trào cấp độ 6, gấp 13 lần sức công phá của bom nguyên tử Little Boy từng phá hủy thành phố Hiroshima ở Nhật Bản năm 1945.

    Vụ nổ đã giết chết hơn 36.000 người và gây nên những cơn sóng thần dữ dội cao 40m, tàn phá khoảng 700 ngôi làng. Mười ngày sau thảm họa trên, Trái Đất chìm trong khói, nhiệt độ toàn cầu giảm và sự gián đoạn khí hậu toàn cầu kéo dài suốt 5 năm sau.

    Điều lạ thường nhất về vụ nổ này chính là âm thanh của nó bởi cách đó khoảng 2.200 dặm (khu vực Perth, Australia) người ta vẫn có thể nghe được âm thanh từ vụ nổ kinh hoàng này. Vì vậy âm thanh của vụ nổ trên được coi là lớn nhất trên Trái Đất.

    Phim bom tấn vĩ đại nhất lịch sử

    Cuốn theo chiều gió/Gone with the Wind do Hollywood sản xuất năm 1939 là bộ phim không thể thiếu đối với những người yêu điện ảnh. Kể từ khi phim ra mắt năm 1939 đã thu về hơn 400 triệu USD.

    Con số này khi điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát tiền tệ hiện tại cho thấy, doanh thu của phim lên đến 3,5 tỉ USD, trở thành bộ phim có doanh thu thương mại cao nhất trong lịch sử điện ảnh thế giới tính đến thời điểm hiện tại.

    Tổng hợp

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/kham-pha-nhung-ky-luc-guinness-chua-bao-gio-bi-soan-ngoi-a188415.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan