+Aa-
    Zalo

    Khám phá lễ hội Chùa Láng tại Hà Nội

    (ĐS&PL) - Lễ hội Chùa Láng là dịp để tái hiện nhiều nghi lễ truyền thống, gìn giữ những giá trị văn hóa cổ truyền.

    Nếu bạn có dịp thăm Hà Nội trong những ngày đầu tháng 3 Âm lịch, hãy dành thời gian để tham gia lễ hội Chùa Láng – một trong những sự kiện đặc sắc của Thủ đô. Tuy nhiên, lễ hội này không diễn ra hàng năm.

    1. Giới thiệu về lễ hội Chùa Láng ở Hà Nội

    - Địa điểm: 116 phố Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

    - Thời gian: Từ ngày 5 đến ngày 8 tháng 3 dương lịch

    Hình ảnh tại lễ hội chùa Láng.

    Hình ảnh tại lễ hội chùa Láng.

    Chùa Láng – nơi diễn ra Lễ hội Chùa Láng là công trình được vua Lý Anh Tông xây dựng để thờ Phật, vua cha Lý Thần Tông và Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Theo truyền thuyết, ông là con trai của Sùng Hiền Hầu, sau này được gọi là Dương Hoán. Vua Lý Nhân Tông, bác ruột của ông, nhận nuôi Dương Hoán, phong làm thái tử và trở thành người kế vị của vua Lý Thần Tông. Lý Thiền Quốc sư Từ Đạo Hạnh là một nhân vật hiếm có trong lịch sử, vừa là nhà sư, vừa là Vua, vừa là Thánh.

    Công trình này có ý nghĩa lịch sử văn hóa đặc biệt quan trọng với người dân Thủ đô, gồm 100 gian nhỏ và lớn, mang nhiều giá trị kiến trúc độc đáo. Hiện nay, đây cũng là nơi lưu giữ nhiều di vật văn hóa, nghệ thuật đồ sộ, đa dạng về chất liệu và loại hình.

    Vào ngày mùng 7 tháng 3 Âm lịch hàng năm, người dân địa phương truyền thống tổ chức lễ hội Chùa Láng. Đây là ngày Tăng Khánh – tức là Thiền Sư Từ hóa ở Chùa Thầy và cũng là ngày sinh của vua Lý Thần Tông. Trước đây, lễ hội Chùa Láng kéo dài trong 10 ngày, từ ngày 5 tháng 3 Âm lịch. Ngày chính của lễ hội diễn ra vào mùng 7 với nhiều hoạt động như lễ Rước, biểu diễn nghệ thuật…

    Trong số các lễ hội ở Việt Nam, lễ hội Chùa Láng đóng góp một vai trò rất quan trọng. Người dân làng Láng đã tạo ra một biểu tượng đặc biệt, thể hiện được sự kỳ diệu và thiêng liêng.

    Lễ hội Chùa Láng không chỉ thu hút người dân địa phương mà còn có cả du khách trong và ngoài nước. Các hoạt động trong lễ hội góp phần tôn vinh và truyền bá nét đẹp văn hóa truyền thống. Từ năm 2022, lễ hội truyền thống Chùa Láng đã được công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia”.

    Hình ảnh tại lễ hội chùa Láng.

    Hình ảnh tại lễ hội chùa Láng.

    2. Lễ hội Chùa Láng được tổ chức bao nhiêu năm một lần

    Lễ hội Chùa Láng diễn ra cách nhau bao nhiêu năm là điều mà nhiều người quan tâm. Vì quy mô của lễ hội rất lớn nên không phải năm nào cũng tổ chức. Thông thường, từ 10 đến 15 năm mới có một lần lễ hội được tổ chức. Thời điểm tổ chức được chọn là lúc thời tiết thuận lợi, dân cư thịnh vượng, và mùa màng bội thu. Lễ hội kéo dài trong nhiều ngày với các hoạt động hấp dẫn, thu hút sự tham gia của đông đảo mọi người.

    3. Lễ hội Chùa Láng tổ chức như thế nào?

    Do được tổ chức mỗi một khoảng thời gian nên hội Chùa Láng luôn có quy mô lớn với nhiều hoạt động đặc sắc. Cụ thể, lịch trình của lễ hội này như sau:

    3.1. Ngày 5 tháng 3 Âm lịch

    Ngày này là ngày khai mạc của hội, người dân địa phương sẽ tổ chức lễ rước kiệu Thánh và bát hương đến chùa Nền. Buổi chiều, sẽ có lễ rước kiệu hoàn cung.

    3.2. Ngày 6 tháng 3 Âm lịch

    - Buổi sáng: Các cụ già, lão làng sẽ tổ chức lễ rước bát hương từ chùa Láng đến chùa Tam Huyền – nơi thờ Đức Thánh phụ Từ Vinh - theo kiệu Long. Sau đó, họ sẽ quay về Láng và đưa bát hương nhập cung. Trong buổi sáng, các thanh niên trai tráng sẽ được chọn để tiến hành hoành kiệu, hay còn gọi là lắp kiệu.

    - Buổi chiều: Người dân ở các làng Láng Hạ, Láng Thượng, Láng Trung sẽ chuẩn bị lễ vật công phu, đặt vào trong kiệu, và các thanh niên sẽ rước lên chùa. Một trong những nghi thức quan trọng trong ngày này là Giải y phục diễn ra vào lúc 12 giờ.

    Hình ảnh tại lễ hội chùa Láng.

    Hình ảnh tại lễ hội chùa Láng.

    3.3. Ngày 7 tháng 3 Âm lịch

    - Buổi sáng: Tổ chức lễ rước kiệu trọng thể từ chùa ra đường. Đoàn rước bao gồm nhiều loại cờ, chiêng, trống, lọng che, họa kích, siêu đao, voi bành, chiêng… Dọc theo đoạn đường mà đoàn rước đi qua, có nhiều hương án, đèn nhang với bô lão bái lễ đám rước đi qua, tượng trưng cho thần dân bái vọng Thiên tử. Sau đó là hoạt động lễ tế được thực hiện bởi các cao niên trong làng.

    - Buổi chiều: Nghi lễ dâng hương tế Thành được đội tế nữ của chùa Láng thực hiện.

    - Buổi tối: Nghi thức Dâng lục cúng diễn ra tại chùa với hy vọng cầu nguyện cho quốc thái dân an, mọi người được bình an, hạnh phúc.

    3.4. Ngày 8 tháng 3 Âm lịch

    - Buổi sáng: Hoạt động lễ tế Thánh tiếp tục do các đoàn tế lễ, dâng hương từ nhiều khu vực lân cận thực - Buổi chiều: Các trò chơi dân gian đa dạng như chọi già, thổi cơm, đập niêu, hội thư pháp, hội thơ, hát Quan họ, múa, Chầu văn, Cải lương…

    - Buổi tối: Lễ tế hạ hội được thực hiện bởi các cao niên trong làng là hoạt động cuối cùng kết thúc lễ hội.

    4. Lễ hội Chùa Láng 2023 - phục dựng các nghi thức truyền thống

    Những nghi lễ mở đầu tại lễ hội Chùa Láng như: dâng lễ chùa Tam Huyền, đình Ứng Thiên, lễ xuất cung rước kiệu Đức Thành… đều là những nghi lễ rất đặc trưng của nét đẹp truyền thống văn hóa Việt. Đặc biệt, trong ngày khai hội, nghi thức rước kiệu Thánh dọc sông Tô Lịch có ý nghĩa “Con không đi trên đầu cha”, sau đó, kiệu dừng lại ở “hòn Ngọc” để Hàng đô và tiếp tục chuyển tiếp sang bờ bên kia sông, thăm “Thánh Mẫu” tại chùa Hoa Lăng.

    Trong khuôn khổ của lễ hội Chùa Láng, cả người dân và du khách sẽ tham gia vào nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật và trò chơi dân gian tại khu vực Chùa Láng.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/kham-pha-le-hoi-chua-lang-tai-ha-noi-a458747.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan