+Aa-
    Zalo

    Khám phá dòng sông "nóng bỏng" nhất thế giới, "luộc chín" mọi sinh vật chẳng may sảy chân

    (ĐS&PL) - Nhiệt độ nước của sông Shanay-Timpishka thường dao động trong khoảng từ 50 đến 90 độ C, thậm chí một số khu vực có thể nóng tới 100 độ C.

    Được biết đến với biệt danh là dòng sông "huyền thoại", Shanay-Timpishka nằm trong trung tâm rừng nhiệt đới Amazon của Peru. Truyền thuyết kể rằng dòng sông "tử thần" này có thể "luộc chín" mọi sinh vật nếu chẳng may rơi xuống. Điều này đã trở thành chủ đề hấp dẫn đối với các nhà khoa học nghiên cứu cũng như du khách yêu thích mạo hiểm.

    Trong suốt nhiều thế kỷ, người dân bản địa sinh sống quanh khu vực Amazon đã biết đến sự tồn tại và tiếng tăm của dòng sông bí ẩn này. Họ gọi nó là "Shanay-Timpishka," có nghĩa là "sôi sục nhờ sức nóng của mặt trời".

    Khám phá dòng sông "nóng bỏng" nhất thế giới, "luộc chín" mọi sinh vật chẳng may sảy chân - 1

     

    Dòng sông  Shanay-Timpishka bốc khói nghi ngút.

    Dòng sông  Shanay-Timpishka bốc khói nghi ngút. 

    Andrés Ruzo, một nhà địa chất học, đã có cơ hội đến sông tử thần này khi ông đang thực hiện nghiên cứu luận án tiến sĩ tại Đại học bang Texas, Mỹ. Ruzo đã thu thập dữ liệu từ dòng sông để sử dụng cho một bộ phim khoa học. Theo đó, sông Shanay-Timpishka dài 6,4 km, sâu khoảng 6 m, và đoạn rộng nhất lên đến 25 m.

    Những phép đo của Ruzo cho thấy nhiệt độ của nước sông dao động từ 45 độ C đến 100 độ C. Ông cho biết: "Chỉ cần vài giây nhúng tay vào nước cũng đã đủ khiến tôi bị bỏng cấp độ 3. Nếu chẳng may rơi xuống, chắc chắn không có sinh vật nào có thể sống sót".

    Sau nhiều năm nghiên cứu, các bí ẩn xung quanh con sông này dần được làm sáng tỏ. Hiện tượng này được giải thích là do các mạch nước nóng ngầm bị đứt gãy bất thường dưới bề mặt Trái đất, tạo ra những hiện tượng địa nhiệt như lỗ phun khí, suối nước nóng, hay dòng sông nóng. Do ảnh hưởng của địa nhiệt, nước mưa được làm nóng và tạo ra dòng chảy giống như suối nước nóng chảy vào sông Shanay-Timpishka.

    Do các mạch nước nóng ngầm bị đứt gãy bất thường dưới bề mặt Trái đất đã khiến nhiệt độ nước tăng cao.

    Do các mạch nước nóng ngầm bị đứt gãy bất thường dưới bề mặt Trái đất đã khiến nhiệt độ nước tăng cao.

    Dòng sông này từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa dân gian và tín ngưỡng tâm linh của người dân địa phương. Họ coi nó như một nơi linh thiêng, là cầu nối giữa con người và thế giới tự nhiên cũng như tâm linh.

    Việc phát hiện ra dòng sông sôi đã cho thấy rằng ngay cả trong thế kỷ 21, vẫn còn nhiều kỳ quan thiên nhiên chưa được khám phá. Tuy nhiên, khu vực rừng xung quanh dòng sông đang phải đối mặt với nguy cơ lớn từ nạn phá rừng, điều này đã thúc đẩy Chính phủ Peru tăng cường nỗ lực bảo vệ khu vực và các hệ sinh thái độc đáo lân cận.

    Các nhà nghiên cứu đã gây áp lực lên Chính phủ Peru để công nhận dòng sông là di tích quốc gia, đồng thời giới hạn số lượng người có thể tiếp cận khu vực này và khuyến khích phát triển du lịch sinh thái có trách nhiệm.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/kham-pha-dong-song-nong-bong-nhat-the-gioi-luoc-chin-moi-sinh-vat-chang-may-say-chan-a468151.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan