+Aa-
    Zalo

    Khám phá bí ẩn khiến cho Kim tự tháp Ai Cập không thể sụp đổ dù đã trải qua hàng nghìn năm

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Vào thời cổ đại, người ta đã sáng lập ra vô số những kì tích mà thời nay khó có thể tin, trong đó danh tiếng lớn nhất phải kể Kim tự tháp Ai Cập Khufu.

    Vào thời cổ đại, người ta đã sáng lập ra vô số những kì tích mà thời nay khó có thể tin, trong đó danh tiếng lớn nhất phải kể Kim tự tháp Ai Cập Khufu.

    Ảnh: Toutiao

    1. Kim tự tháp có vị trí rất quan trọng

    Bảy công trình kiến trúc này được người phương Tây lựa chọn vào thế kỉ 3 trước Công Nguyên. Chúng đều là biểu tượng của sự cổ kính, vĩ đại đối với người phương Tây. Tuy nhiên, chính vì đã tồn tại rất lâu nên sáu trong số bảy kì quan đã bị phá hủy trong thiên tai và thảm họa do con người gây ra. Nếu như muốn chứng kiến lại những kì quan ấy, chúng ta chỉ có thể phục hồi lại từ những tài liệu còn sót lại cùng trí tưởng tượng.

    Bảy kì quan thế giới cổ đại bao gồm:

    1. Vườn treo Babylon

    2. Hải đăng Alexandria

    3. Tượng thần Zeus ở Olympia (chúa tể của các vị thần Hy Lạp do nhà điêu khắc vĩ đại Pheidias tạc)

    4. Đền Artemis ở Ephesus, Tiểu Á (Thổ Nhĩ Kỳ) được dựng lên để tôn vinh nữ thần săn bắn và thiên nhiên hoang dã của Hy Lạp

    5. Lăng mộ vua Maussollos tại Halicarnassus, chúa tể xứ Caria vùng vịnh Percic

    6. Bức tượng khổng lồ thần mặt trời Helios do người Hy Lạp dựng lên tại một cảng gần đảo Địa Trung Hải có tên tượng Rhodes

    7. Kim tự tháp Giza, một cấu bằng đá khổng lồ gần thành phố cổ Memphis, nơi chôn pharaoh Ai Cập Khufu. Kim tự tháp Giza là kỳ quan duy nhất trong bảy kỳ quan cổ đại còn tồn tại đến hôm nay.

    Kim tự tháp là kì quan thế giới cổ đại duy nhất còn sót lại cho đến ngày nay. - Ảnh: Toutiao

    Kim tự tháp Khufu được xây dựng vào năm 2560 trước Công Nguyên và cao 146 mét. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là tòa nhà cao nhất thế giới vào thời điểm đó. Cho đến khi tháp Eiffel được hoàn thành vào năm 1889, kim tự tháp Khufu vẫn là tòa kiến trúc cao nhất thế giới.

    Đối với những người không phải người Ai Cập, khi nói đến Kim tự tháp sẽ luôn có cảm giác ngưỡng mộ vô tận. Kim tự tháp đã được xây dựng cách đây hơn 5.000 năm. Phải biết rằng thời điểm đó, ngoại trừ Ai Cập ở thung lũng sông Nile, phần còn lại của thế giới bao gồm cả Trung Quốc, vẫn chưa bước vào thời kì có thể gọi là "nhà nước". Do đó, có thể nói rằng Kim tự tháp là bằng chứng mạnh mẽ nhất về sức mạnh và văn minh dân tộc Ai Cập cổ đại.

    Ảnh: Toutiao

    2. Bên trong Kim tự tháp có gì

    Tuy nhiên dù cho chúng ta có ngạc nhiên về sự tuyệt vời của Kim tự tháp, chúng ta vẫn có xu hướng bỏ qua kiến trúc bên trong của nó, nên khó tránh khỏi có phần phiến diện. Cần biết rằng Kim tự tháp là lăng mộ của Pharaoh Ai Cập, và kết cấu bên trong của nó không phải đặc ruột. Vậy loại cấu trúc nào có trong Kim tự tháp? Cùng với việc khai quật khảo cổ học và công nghệ quét, chúng ta có thể tìm hiểu điều này.

    Kim tự tháp cao nhất Khufu được lấy làm ví dụ để phân tích cấu trúc bên trong - Ảnh: Toutiao

    Vì là lăng mộ nên phải có lăng, đây là phần quan trong nhất của kim tự tháp. Kim tự tháp Khufu có hai ngôi mộ, một ở trên và một ở trong tháp. Trong số đó, phần trên là lăng mộ của nhà vua và phần dưới là lăng mộ của nữ hoàng.

    Lăng mộ của nhà vua lớn hơn một chút so với lăng mộ của nữ hoàng. Vì người Ai Cập rất coi trọng thế giới sau khi chết nên các bức tường của lăng mộ có những bức tranh mô tả quá trình sinh sống của người Ai Cập, cũng như chữ tượng hình vẫn chưa được phá giải hoàn toàn. Điều này rất giống với với những bức tranh tường phức tạp trong lăng mộ Trung Quốc cổ đại. Có thể thấy được người cổ đại coi trọng thế giới sau khi chết đi như thế nào.

    Ảnh: Toutiao

    Phía trên hai ngôi mộ đều có cấu trúc hình tam giác, cấu tạo cứng như ngọn núi truyền thống của Trung Quốc, được thiết kế để phân tán tải trọng trên đỉnh lăng mộ và ngăn sập. Sự thật đã chứng minh rằng cấu trúc này rất hiệu quả và nó đã khiến cho căn phòng lăng mộ vẫn còn nguyên vẹn sau hàng ngàn năm. Thật tuyệt vời khi 4.500 năm trước con người có thể biết đến và sử dụng một nguyên tắc như vậy. Đây là một bằng chứng khác về sự phát triển của nền văn minh Ai Cập cổ đại.

    Cấu trúc bên trong Kim tự tháp - Ảnh: Toutiao

    Ở hai bên của hai ngôi mộ, có một ống thông gió. Một số người nghĩ rằng đây không phải là ống thông gió mà là hướng về chòm sao Orion (hay còn gọi là Lạp Hộ) và nối với sao Bắc Đẩu - nơi tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài. Lối ra được kết nối với mộ, hai mộ gặp nhau tại một hành lang cao hơn 8 mét. Các bức tranh tường giống nhau được gắn ở đó tạo nên cảnh quan hết sức tráng lệ. Đầu dưới của lối thông được kết nối với các kênh nhỏ hơn hàng lang và cao khoảng một mét và nối trực tiếp với lối ra.

    Nếu bạn đi từ lối vào thì sẽ là đi xuống. Khi đến gần mặt đất, lối đi được chia thành hai phần, một mở rộng lên trên và một thu hẹp xuống dưới. Lối đi lên dẫn đến tu viện lớn phía trên và hai ngôi mộ, trong khi đó lối đi xuống sẽ dẫn bạn vào lòng đất cho đến một tầng hầm bí ẩn. Các nhà khảo cổ học có nhiều ý kiến trái chiều về việc sử dụng tầng hầm này. Lập luận phổ biến nhất cho rằng đó là một tầng hầm bỏ không mà thôi, vì gian phòng đó không có dấu vết được sử dụng.

    Mặc dù toàn bộ thể tích kim tự tháp là cực kỳ khổng lồ nhưng thể tích không gian bên trong chỉ chiếm khoảng một phần vạn, vì lẽ đó nên kim tự tháp gần như là một kiến trúc hoàn chỉnh, đó chính là lý do công trình này có thể tồn tại sừng sững mấy ngàn năm.

    Ảnh: Toutiao

    3. Những bí ẩn chưa được giải đáp

    Với sự phát triển của khao cổ học và khoa học công nghệ, sự hiểu biết của con người về kim tự tháp đã bước sang giai đoạn mới. Ví dụ như hai nhà khảo cổ học người Pháp đã sử dụng radar thám hiểm trên mặt đất để phát hiện ra rằng vẫn còn một căn phòng bí mật của người Hồi giáo trong Kim tự tháp Khufu.

    Căn phòng này nằm dưới phòng của Nữ hoàng và không có lối đi nào được kết nối với nó. Vì xác ướp của Khufu vẫn chưa được phát hiện ra nên hai nhà khảo cổ tin rằng xác ướp của Khufu có khả năng được chôn cất trong căn phòng bí mật này.

    Ảnh: Toutiao

    Ngày nay, một số kim tự tháp như kim tự tháp Khafre đã mở cửa cho du khách, và mọi người thậm chí có thể đi vào theo lối vào lăng mộ của nhà vua và hoàng hậu. Tuy nhiên, mặc dù đã có thể đi vào kim tự tháp nhưng vẫn không có kết luận về công dụng cụ thể của mỗi vị trí khác nhau vẫn còn bỏ ngỏ - ngay cả lăng mộ của nhà vua và lăng mộ của nữ hoàng cũng chỉ là tạm đặt tên như vậy, vì bên trong không có xác ướp.

    Không thể không nói rằng, kim tự tháp vừa mang lại chấn động cho người thời nay và đồng thời cũng khơi gợi tất cả những sự tò mò, thử thách năng lực và trí tuệ của con người. Điều này còn liên quan tới lời nguyền nổi danh: "Bất cứ ai làm xáo trộn sự an bình của Pharaoh, đôi cánh tử thần sẽ mở ra trên đầu của họ".

    THANH THANH (Theo Toutiao)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/kham-pha-bi-an-khien-cho-kim-tu-thap-ai-cap-khong-the-sup-do-du-da-trai-qua-hang-nghin-nam-a263546.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan