Nghệ thuật “hái yến”
Có dịp theo chân những người thợ khai thác và bảo vệ chim yến tại các đảo thiên nhiên trên vùng biển Khánh Hòa, chúng tôi phần nào cảm nhận được sự công phu, khéo léo và độc đáo của những con người gắn bó với nghề này. Chẳng hạn, để thu hoạch được tổ yến trên những vách đá dựng đứng, cheo leo, đòi hỏi cơ thể người thợ phải thật sự dẻo dai, đầy kinh nghiệm và cả lòng dũng cảm. Tuỳ theo đặc thù của từng hang mà thiết kế giàn cho phù hợp với địa hình, vừa an toàn cho bản thân và bảo toàn nguyên vẹn được tổ yến. Ông Phạm Lên, 85 tuổi, ngụ P.Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang (đã theo ông nội và cha làm nghề hái yến từ năm 14 tuổi), bật mí bí quyết thu hoạch yến: “Có nhiều cách hái yến. Nếu tổ yến ở những nơi không cao lắm, người ta thường “đi cội”. “Cội” là cây tre thẳng, già, chắc, có nhánh giống như cái thang một chân. Người "đi cội" phải nhớ hang nào, vị trí nào thì dùng bao nhiêu cội, kích thước bao nhiêu, để đỡ tốn công mang vác. Ở những hang rộng, tổ yến nhiều, người ta thường làm giàn giáo bằng tre mây để hái tổ yến”.
Với hơn 70 năm kinh nghiệm, ông Lên, kể: Nhiều nơi trên đảo, chim yến làm tổ trên vách đá cheo leo, cao vút, khi đó buộc phải "đi dây", "đi dăng", "đi bộ". “Đi dây” là người thợ hái yến phải cột dây vào những tảng đá lớn trên núi hoặc những cọc tre được đóng chắc chắn, rồi theo dây leo xuống. Người mới vào nghề thường cột thêm sợi dây an toàn, gọi là "dây nách". Tiếp đó, người thợ di chuyển vào các ngách sâu nơi chim làm tổ. "Đi dăng" có nhiều loại. "Dăng" thường là cây tre dài, dùng bắc ngang trên giàn dáo để đi lại. “Dăng" lửng cũng làm bằng tre, độ dài trung bình, có tác dụng tương tự. "Dăng" ngắn là những đoạn tầm vông hoặc gỗ cây sầm (vì làm bằng tre khi đóng dễ vỡ), kích thước vừa tay người nắm, dài ngắn tuỳ theo việc sử dụng. "Dăng" ngắn được đóng giữa hai vách đá hẹp và trơn, tựa như bậc thang, giúp người hái yến di chuyển. Ông Lên lưu ý: Đóng "dăng" phải chặt, một đầu cao, một đầu thấp. Trước khi nắm hoặc giẫm lên "dăng" phải kiểm tra xem "dăng" có chắc không. Khi nắm "dăng" hay giẫm lên phải nắm hoặc giẫm vào chỗ cao của "dăng", để lực đè xuống làm "dăng" thêm chặt. Còn "Đi bộ" là thao tác đòi hỏi nhiều kỹ thuật nhất. Hai cánh tay người thợ phải rắn chắc. Nơi khe núi hẹp, vách trơn, ít chỗ bám, người thợ phải dựa lưng vào vách sâu, chân đạp vào vách trước, hai tay đỡ vách sau hoặc vách trước để di chuyển lên xuống hoặc vào sâu, nơi có tổ yến. Khi vách đá trơn, mồ hôi túa ra, người thợ phải mặc áo để tạo ma sát vùng lưng; gặp chỗ khe núi quá hẹp phải cởi áo cho dễ di chuyển. Có hang phải chọn người nhỏ mới chui lọt. Có hang người thợ phải nhớ chỗ nào đặt chân trái, chỗ nào đặt chân phải, chỗ nào dùng đầu gối, tay nào nắm "dăng", tay nào bám đá…, nghĩa là trọng lực cơ thể phân phối đều hai chân, hai tay. Người thợ hái yến ngoài sức khoẻ còn phải có thân hình thép, tập trung cao độ khi làm việc.
Tổ yến sào: Kết tinh của biển trời và non nước
Theo những người thợ thu hoạch yến sào, giá trị tổ yến một phần phụ thuộc vào sự nguyên vẹn và đủ “chân”. Vì vậy, khi thu hoạch phải hết sức cẩn thận để tổ yến còn nguyên vẹn. Người thợ một tay cầm miệng tổ, tay kia dùng nĩa hoặc móc sắt từ từ cậy chân tổ. Ở những nơi quá hẹp, không vào được, người ta buộc một vỉ đan bằng lá buông lên sào tre, luồn vào hang, đỡ bên dưới tổ, rồi dùng sào dài, đầu có móc sắt, móc tổ rơi xuống vỉ. Ở một số hang sâu, không khí lạnh và tối, người thợ cột đèn pin vào đầu cây sào để chiếu sáng tổ yến, rồi dùng sào thu hoạch.
Nhờ vào nguồn gốc địa hóa, thành phần hóa học và khoáng vật phong phú tại những vách đá cheo leo hiểm trở, hang động dưới chân sóng vỗ quanh năm là nền tảng làm phong phú nguyên tố đa vi lượng trong tổ yến tạo nên giá trị dinh dưỡng đặc biệt cao và mùi vị đặc trưng của tổ yến đảo thiên nhiên Khánh Hòa. Đặc biệt, chỉ có một số hang đảo thiên nhiên tại các đảo yến Khánh Hòa có tổ yến huyết, tổ yến hồng với hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Chính từ sự kết tinh của biển trời và non nước đã tạo nên hương vị quý hiếm của yến sào đảo thiên nhiên Khánh Hòa.
Trải qua lịch sử truyền thống lâu đời, nghề khai thác yến sào Khánh Hòa ngày càng phát triển vững mạnh, xứng đáng với công trạng của các bậc thủy tổ ngành nghề yến sào và sứ mệnh bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm của đất nước. Hiện nay, chất lượng, giá trị thương phẩm của Yến sào Khánh Hòa đứng hàng đầu thế giới, được xem như thần dược đồng hành cùng sức khỏe cộng đồng.
Chim yến Hàng Germani đảo yến thiên nhiên Khánh Hòa có sức khỏe diệu kỳ và nguồn sinh lực mạnh mẽ với khả năng đề kháng rất cao. Theo nghiên cứu của Viện Công nghệ sinh học - Đại học Quốc gia Hà Nội, thành phần yến sào có 18 loại acid amin rất có lợi cho sức khỏe, có tác dụng phục hồi sức khỏe người bị suy nhược, tăng cường sức đề kháng, khả năng miễn dịch; rất có lợi cho thần kinh, trí nhớ, hệ tiêu hóa; kích thích sự tăng trưởng, chuyển hóa thần kinh và chức năng não bộ con người; phục hồi sụn bao khớp trong những trường hợp thoái hóa khớp; tốt cho hoạt động gan, tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy cơ thể hấp thụ mạnh các dưỡng chất ngăn ngừa nếp nhăn; chống lão hóa, bảo vệ da giúp làn da sáng mịn. Hiện yến sào được nghiên cứu điều trị nhiễm HIV-AIDS vì tổ yến chứa một số chất hoạt tính sinh học kích thích sự phân chia, sinh trưởng tế bào bạch cầu ngoại biên, và tin tưởng rằng sau khi được điều chế, chất này có thể giúp chữa bệnh ung thư vú và HIV/AIDS có hiệu quả hơn. |
- Hàng nghìn tổ yến trong một hang trên đảo Hòn Ngoại đang được chăm sóc, bảo vệ.
- Để thu hoạch được tổ yến, đòi hỏi người thợ phải có tay nghề điêu luyện và nhiều kinh nghiệm.
Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH NN MTV YẾN SÀO KHÁNH HÒA
Địa chỉ: 248 Thống Nhất, Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa
Website: www.yensaokhanhhoa.com.vn
Điện thoại: 058 3822 472 Fax: 058 3829 267