+Aa-
    Zalo

    Italy cố gắng thoát khỏi khủng hoảng chính trị

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Hôm 10/12, Tổng thống Italy Sergio Mattarella cho biết sẽ nỗ lực đưa Italy thoát khỏi bế tắc chính trị tại nước này.

    (ĐSPL) – Hôm 10/12, Tổng thống Italy Sergio Mattarella cho biết sẽ nỗ lực đưa Italy thoát khỏi bế tắc chính trị tại nước này.

    Theo VOV, phát biểu tại cuộc họp sau khi có các cuộc tham vấn với các đảng phái chính trị , ông Mattarella nói: “Đất nước chúng ta cần nhanh chóng có một chính phủ đủ thẩm quyền. Chúng tôi có nhiệm vụ phải thực hiện thành lập chính phủ một cách đúng hạn. Đây cũng là nghĩa vụ của chúng ta đối với châu Âu và quốc tế”.

    Những tuyên bố này được đưa ra sau khi Tổng thống Italy có các cuộc tham vấn nhằm đưa Italy thoát khỏi bế tắc chính trị sau khi Thủ tướng Matteo Renzi chính thức đệ đơn từ chức.

    Tổng thống Italy Sergio Mattarella. - Ảnh: Aise.

    Ngay sau đó, Tổng thống Mattarella có cuộc gặp với Chủ tịch Thượng viện Pietro Grasso, Chủ tịch Hạ viện Laura Boldrini cũng như người tiền nhiệm của ông, cựu Tổng thống Giorgio Napolitano.

    Tiếp đó, trong 2 ngày 9 và 10/12, ông Mattarella gặp đại diện các chính đảng và các phái trong quốc hội, kết thúc bằng cuộc gặp với đại diện đảng Dân chủ cầm quyền.

    Dự kiến, ông Mattarella sẽ đề cử Ngoại trưởng Paolo Gentiloni làm Thủ tướng và đề nghị ông Gentiloni thành lập Nội cách trong vòng 48 giờ tới.

    Trước đó, TTXVN dẫn một tuyên bố từ Phủ Tổng thống Italy cho hay, vào tối 7/12 (giờ địa phương), Thủ tướng Matteo Renzi đã chính thức đệ đơn từ chức lên Tổng thống Sergio Mattarella.

    Ông Renzi viết trên trang tin e-news của mình rằng toàn bộ các chính đảng, chứ không phải ông, mới có thể quyết định cách thức để giải quyết cuộc khủng khoảng chính phủ của Italy. Các chính đảng trong Quốc hội phải gánh vác trách nhiệm và đề nghị với Tổng thống liệu họ muốn một cuộc bầu cử sớm hay là ủng hộ một chính phủ mới.

    Việc ông Renzi từ chức khiến Italy đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng chính trị. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên Italy lâm vào tình huống như vậy. Vào năm 2011, việc Thủ tướng Silvio Berlusconi từ chức cũng đã gây nên một tình huống tương tự cho đến khi một Thủ tướng mới được bổ nhiệm chỉ vài ngày sau, đó là ông Mario Monti.

    Theo lịch trình, Italy sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào đầu năm 2018. Tuy nhiên, các đảng đối lập ở Italy hiện đang gây sức ép đòi tổ chức bầu cử sớm. Giới phân tích cho rằng bầu cử trước thời hạn ít có khả năng xảy ra, chủ yếu là vì luật bầu cử mới vẫn cần phải được Tòa án Hiến pháp thông qua. Thực tế, để ban hành được luật bầu cử mới có thể phải mất nhiều thời gian và đòi hỏi phải có sự thỏa hiệp chính trị.

    Điều 92, Quyền hành pháp, Hiến pháp nước Cộng hòa Italia 1947

     (1) Chính phủ của nước Cộng hòa bao gồm Thủ tướng (Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) và các Bộ trưởng, cùng hợp thành Hội đồng Bộ trưởng.

     (2) Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng và theo đề xuất của Thủ tướng bổ nhiệm các Bộ trưởng.

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được dịch từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.

    Link nguồn: http://www.wipo.int

    (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/italy-co-gang-thoat-khoi-khung-hoang-chinh-tri-a173592.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan