+Aa-
    Zalo

    Huyện Yên Lập, Phú Thọ: Diện mạo kinh tế nông thôn trong thời kỳ mới

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Yên Lập là huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng có lợi thế về đất đai, nguồn nguyên liệu và lực lượng lao động dồi dào… Cùng sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn. Yên Lập đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và đời sống của nhân dân. Đồng thời phát huy những tiềm năng, lợi thế đó. Thời gian qua, huyện đã tích cực thu hút các đơn vị, doanh nghiệp vào đầu tư, phát triển các cụm công nghiệp (CCN), giải quyết việc làm cho người lao động, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

    Để chủ động tìm giải pháp nâng cao năng lực thích ứng trong tình hình mới, huyện đã tích cực chỉ đạo và chủ động ban hành các văn bản quán triệt, hướng dẫn nhằm củng cố, phát triển toàn diện các nền kinh tế. Cấp ủy, chính quyền từ huyện đến các xã, thị trấn đã vào cuộc. Được sự quan tâm, lãnh chỉ đạo của tỉnh, Yên Lập đẩy mạnh tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tập trung đẩy mạnh đào tạo và dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực KTTT. Đối với đội ngũ quản lý, huyện luôn chú trọng nâng cao kiến thức về kinh tế hội nhập, trình độ quản lý kinh tế, điều hành sản xuất kinh doanh theo mô hình kiểu mới. 

    image 1

    Công Trình kè thoát lũ và đài tưởng niệm

    Tiếp nhận đúng đắn về chương trình, hưởng ứng tham gia các hoạt động như hiến đất, tài sản, công lao động để xây dựng các công trình công cộng, tự chỉnh trang nhà cửa... từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân. Từ đó người dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đồng lòng tích cực tham gia các phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng Nông thôn mới”.

    image1 1
    Công ty may - Cụm công nghiệp thị trấn Yên Lập đi vào hoạt động đã tạo việc làm ổn định cho hàng trăm người lao động.

    Các thành phần linh tế trên địa bàn huyện đã chủ động tiếp cận công nghệ thông tin, thay đổi phương thức kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm tiêu biểu, đặc sản của địa phương. Thông qua sử dụng mạng xã hội để có cơ hội quảng bá, giới thiệu, tìm kiếm thị trường cho sản phẩm, dịch vụ, huy động mọi nguồn lực để duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại. Bước đầu các hoạt động phát triển kinh tế từng bước đạt hiệu quả, đã và đang phát huy được vai trò tập hợp, vận động, thay đổi nếp nghĩ, cách làm cho bà con nông dân. 

    image2

    Bức tranh đô thị trung tâm thị trấn Yên Lập

    Song song huyện Yên Lập tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, tỉnh nhằm nâng cao nhận thức trong toàn xã hội về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của KTTT. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận, các đoàn thể đối với sự phát triển của KTTT, HTX; nâng cao năng lực thích ứng với dịch bệnh và biến đổi khí hậu, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển ổn định, bền vững. Đồng thời thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với KTTT, tạo điều kiện cho các HTX tham gia vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.   

    Tính đến hết năm 2022, thu nhập của người dân được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn luôn được đầu tư, đảm bảo thuận lợi cho nhân dân mua bán, trao đổi hàng hóa. Điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng, sửa chữahệ thống điện hạ thế được nâng cấp, mở rộng đường cao thế cho các xã); quy mô trường, lớp phát triển hợp lý, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân; cơ sở vật chất trường học được đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa; tiếp tục duy trì và nâng cao các tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập trung học cơ sở mức độ 2 và xóa mù chữ mức độ 2; chất lượng giáo dục đã có nhiều chuyển biến tích cực; công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia đạt được kết quả tốt, đã có 47/57 trường công lập được công nhận đạt chuẩn quốc gia; công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập được nhân dân đồng tình ủng hộ. Những kết quả đạt được đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

    Trong chương trình xây dựng Nông thôn mới bên cạnh những thuận lợi, cũng gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên dưới sự lãnh chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy- UBND, các ban ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã chủ động tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên khắc phục khó khăn, tham gia phong trào xây dựng Nông thôn mới; phát triển kinh tế hộ gia đình, sản xuất nông lâm nghiệp, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất… tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Trên cơ sở đánh giá kết quả năm 2022, UBND huyện Yên Lập cũng đã xây dựng Kế hoạch thực hiện tiê Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 nhằm tập trung tháo gỡ khó khăn cho các ngành sản xuất kinh doanh, tăng cường thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển nhằm thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống cho nhân dân.

    Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là công khai quy hoạch, cơ chế, chính sách về phát triển CN. Công tác cải cách thủ tục hành chính đã được huyện đặc biệt chú trọng nhằm tạo mọi điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi thực hiện dự án đầu tư. Bên cạnh đó, huyện cũng tăng cường trao đổi, đối thoại với các doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, đồng thời tập trung huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, thu hút dự án vào các CCN trên địa bàn. Nhờ có sự đồng thuận của các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân, sự quan tâm của các cấp, các ngành, trên địa bàn huyện đã hình thành CCN thị trấn Yên Lập, CCN Lương Sơn và đang giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN Đồng Lạc, tạo sự bứt phá điểm nhấn trong bức tranh CN-TTCN của huyện.

    “Để thu hút đầu tư vào các CCN, huyện Yên Lập tiếp tục tranh thủ nguồn hỗ trợ của Trung ương, vốn ngân sách địa phương và vốn huy động doanh nghiệp để giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật. Lựa chọn các nhà đầu tư có năng lực, đồng thời tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh, môi trường đầu tư thông thoáng, chú trọng phối hợp công tác đào tạo nghề, đáp ứng lao động cho các doanh nghiệp trên địa bàn”.

    Minh Thu

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/huyen-yen-lap-phu-tho-dien-mao-kinh-te-nong-thon-trong-thoi-ky-moi-a567587.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Huyện Đoan Hùng, Phú Thọ: Bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội toàn diện

    Huyện Đoan Hùng, Phú Thọ: Bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội toàn diện

    Năm 2022 còn rất nhiều khó khăn, thách thức đan xen, trong tình hình vừa thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, sau thời gian dài ảnh hưởng của dịch bệnh Covid- 19. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự hỗ trợ tích cực của các sở, ngành, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Đoan Hùng đã từng bước phát huy truyền thống đoàn kết, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra; trong đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng. Góp phần tác động toàn diện đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

    Trường Trung học Phổ thông Chuyên Hùng Vương (Phú Thọ): Hành trình 40 năm xây dựng và trưởng thành

    Trường Trung học Phổ thông Chuyên Hùng Vương (Phú Thọ): Hành trình 40 năm xây dựng và trưởng thành

    Trường THPT Chuyên Hùng Vương có tiền thân là lớp Toán đặc biệt của tỉnh được thành lập năm 1966, đặt tại Trường cấp III Hùng Vương, thị xã Phú Thọ. Năm 1982, các lớp chuyên được tách thành phân hiệu năng khiếu Hùng Vương. Năm 1986, Phân hiệu năng khiếu Hùng Vương được đổi tên thành Trường THPT Chuyên Hùng Vương. Tháng 9/1994, nhà trường chuyển về địa điểm số 70 phố Hàn Thuyên, phường Tân Dân, thành phố Việt Trì. 40 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường đã không ngừng thắp lửa và giữ lửa, ngọn lửa của đam mê tri thức, của khát vọng vươn tới đỉnh cao.

    Huyện Hạ Hòa, Phú Thọ: Nâng cao hiệu quả thực hiện luật phổ biến giáo dục pháp luật

    Huyện Hạ Hòa, Phú Thọ: Nâng cao hiệu quả thực hiện luật phổ biến giáo dục pháp luật

    Nhằm khơi dậy và nâng cao nhận thức về ý thức chấp hành pháp luật của người dân, cũng như trách nhiệm và vai trò, ý nghĩa của người thực thi pháp luật về vị trí, vai trò, ý nghĩa của Luật hòa giải cơ sở và công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật Hòa giải cơ sở trên địa bàn góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm về hòa giải cơ sở nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả. Tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, kịp thời ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần ổn định trật tự, an toàn xã hội.