+Aa-
    Zalo

    Huyện Sóc Sơn: đón Bằng công nhận Huyện đạt chuẩn nông thôn mới, đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba và Kỷ niệm 45 năm thành lập Huyện

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sáng 15/7/2022, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Sóc Sơn (Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huyện đạt chuẩn nông thôn mới, đón Huân chương Lao động Hạng Ba và kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập huyện.

    a1

    Thừa uỷ quyền của Chủ tịch nước, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba (lần thứ hai) cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Sóc Sơn.

    Dự buổi lễ có các đồng chí: Phó Bí thư thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, các đồng chí nguyên lãnh đạo Thành phố cùng đại diện các sở, ngành và UBND huyện Sóc Sơn.

    Trình bày diễn văn kỷ niệm, ông Nguyễn Văn Minh, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Khi bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, địa phương mới đạt 5/19 tiêu chí; cả 25 xã chưa có đồ án quy hoạch nông thôn mới, hạ tầng kinh tế xã hội thiếu sự gắn kết và chưa đồng bộ. Đời sống của người dân còn nhiều hạn chế; năm 2010, thu nhập bình quân cư dân nông thôn mới đạt 18,1 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 15%.

    a2

    Ông Phạm Văn Minh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Sóc Sơn phát biểu tại buổi lễ.

    Trên cơ sở chủ trương lớn của Đảng, Thành uỷ Hà Nội, Huyện ủy Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị quán triệt nội dung bộ tiêu chí quốc gia và các văn bản tổ chức thực hiện đến toàn thể đội ngũ cán bộ chủ chốt toàn huyện, các chi, Đảng bộ trực thuộc huyện, cùng toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân biết để thực hiện. Cụ thể hoá các văn bản chỉ đạo của T.Ư và TP Hà Nội, từ năm 2010 đến nay, huyện Sóc Sơn đã ban hành hơn 300 văn bản, bao gồm các đề án, nghị quyết, quyết định, kế hoạch và các công văn chỉ đạo tổ chức triển khai, thực hiện.

    Quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới được triển khai đồng bộ, bài bản từ huyện đến cơ sở, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân. Các phong trào thi đua được lan toả rộng khắp như phong trào thi đưa “Chung sức xây dựng nông thôn mới” gắn với việc đẩy mạnh việc thực hiện “Học tập và làm theo tư tưởng , đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, tạo khí thế sôi nổi trong toàn huyện nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Với sự vào cuộc đồng bộ, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo các tầng lớp, đã tạo ra nhiều đột phá công cuộc xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn.

    Diện mạo nông thôn, đời sống nông dân không ngừng được cải thiện qua từng năm. Quy hoạch giao thông, hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan kiến trúc đồng thời được đảm bảo hài hòa, đồng bộ theo hướng phát triển đô thị; Hệ thống giao thông từ đường làng, ngõ xóm, đường mương nội đồng đến đường liên thôn, liên xã, trường học, trạm y tế, hệ thống điện, công trình bảo vệ môi trường, thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư xây dựng đồng bộ; Trong 10 năm liên tiếp từ năm 2010 đến năm 2020 kinh tế của hiện liên tục tăng tưởng và phát triển từ 8,71%-9,64%; Cùng với việc hoàn thành mục tiêu huyện nông thôn mới, việc phát triển sản xuất nông nghiệp cũng đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ cả về lượng và chất. Giá trị thu nhập trên đơn vị canh tác tăng nhanh qua từng năm. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng các lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp;Văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống tinh thần không ngừng được nâng cao, thu nhập bình quân của cư dân nông thôn cũng từng bước được cải thiện, đến đầu năm 2022 đã đạt gần 54 triệu đồng/người/năm. Đặc biệt, từ cuối năm 2021, huyện Sóc Sơn đã không còn hộ nghèo (theo tiêu chí đánh giá của giai đoạn 2016 - 2020); An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ổn định, hệ thống chính trị của huyện được củng cố và tăng cường.

    Đến nay, sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, 25/25 xã của huyện Sóc Sơn đã được UBND TP Hà Nội công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Sóc Sơn cũng đã đạt 9/9 tiêu chí Huyện nông thôn mới. Với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Sóc Sơn trong thời gian qua, tháng 4/2021, huyện Sóc Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020; tháng 10/2021, Chủ tịch nước đã quyết định tặng tưởng Huân chương lao động hạng Ba cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Sóc Sơn đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2016-2020, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

    a3

    Các đồng chí lãnh đạo thành phố Hà Nội trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và tặng hoa chúc mừng huyện Sóc Sơn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.

    Phát biểu chỉ đạo tại chương trình, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh: Tại Hội nghị Trung ương 5 (khóa XIII) vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương tiếp tục khẳng định vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn luôn là cơ sở và là nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo đảm ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn sẽ là nền tảng vững chắc để huyện tiếp tục phát huy nội lực, tập trung phát triển kinh tế - xã hội, quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đặc biệt, cần xác định, xây dựng nông thôn mới có điểm đầu, nhưng không có điểm kết thúc. Vì vậy, cần tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa các tiêu chí nông thôn mới theo hướng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn huyện.

    Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến đề nghị huyện Sóc Sơn cần bám sát Nghị quyết Đại hội lần thứ 13 của Đảng, Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội lần thứ 17 Đảng bộ Thành phố, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa XIII) và Chương trình số 04 của Thành ủy để tiếp tục phát huy các thành quả trong việc xây dựng nông thôn mới trong hơn 10 năm qua. Đồng thời đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, khơi dậy niềm tự hào trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về quá trình nỗ lực, phấn đấu xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn để từ đó tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động; khẳng định người dân vừa là chủ thể, vừa là đối tượng được thụ hưởng những thành quả tích cực từ chương trình xây dựng nông thôn mới.

    Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg năm 2011, huyện Sóc Sơn được xác định là 1 trong 5 đô thị vệ tinh của Hà Nội; bên cạnh đó, tại Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, cũng đã định hướng huyện Sóc Sơn trong tương lai sẽ là một phần quan trọng để xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc Hà Nội.

    Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Thị Tuyến cho rằng, những định hướng quan trọng nêu trên sẽ mở ra cho huyện Sóc Sơn những thời cơ thuận lợi to lớn để phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian tới; song cũng đòi hỏi huyện Sóc Sơn nói riêng và TP Hà Nội nói chung cần quyết tâm hơn nữa, biến những tiềm năng, lợi thế thành hành động; khắc phục những khó khăn; với khát vọng phát triển, cố gắng, nỗ lực, phấn đấu để xây dựng huyện ngày càng giàu đẹp, khang trang, văn minh, hiện đại.

    Tại đây, Thừa uỷ quyền của Chủ tịch nước, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba (lần thứ hai) cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Sóc Sơn.

    Trong khuôn khổ buổi lễ, UBND thành phố Hà Nội cũng công bố quyết định công nhận điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt đền Sóc, tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn - Đền thờ đức Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng văn hóa dân gian Việt Nam. Quần thể di tích gắn với lễ hội Gióng được xếp hạng Di tích quốc gia năm 1962 và được UNESCO công nhận là Di sản thế giới phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2010 - là một tài nguyên vô cùng quý giá cho việc phát triển du lịch văn hóa, tâm linh.

    Hà Anh

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/huyen-soc-son-don-bang-cong-nhan-huyen-dat-chuan-nong-thon-moi-don-nhan-huan-chuong-lao-dong-hang-ba-va-ky-niem-45-nam-thanh-lap-huyen-a545062.html
    Huyện Yên Dũng (Bắc Giang) phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới trong năm 2021

    Huyện Yên Dũng (Bắc Giang) phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới trong năm 2021

    Từ một huyện miền núi với rất nhiều khó khăn khi bắt đầu triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đến nay, sau hơn 10 năm thực hiện, huyện Yên Dũng đã đạt được những thành quả quan trọng và khá toàn diện trên các mặt lĩnh vực, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng lên, an sinh xã hội được đảm bảo…làm thay đổi diện mạo một vùng huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Huyện Yên Dũng (Bắc Giang) phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới trong năm 2021

    Huyện Yên Dũng (Bắc Giang) phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới trong năm 2021

    Từ một huyện miền núi với rất nhiều khó khăn khi bắt đầu triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đến nay, sau hơn 10 năm thực hiện, huyện Yên Dũng đã đạt được những thành quả quan trọng và khá toàn diện trên các mặt lĩnh vực, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng lên, an sinh xã hội được đảm bảo…làm thay đổi diện mạo một vùng huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang.