Xảy ra mâu thuẫn, hơn 40 thanh niên đã cầm kiếm, mã tấu lao vào truy sát nhau trên phố Biên Hòa khiến ít nhất hai người bị thương nặng.
Thông tin mới nhất liên quan đến vụ hàng chục người vác hung khí hỗn chiến trên phố Biên Hòa, tin tức đăng tải trên báo VnExpress cho hay, ngày 8/3, Công an TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã bắt giữ Nguyễn Chí Hiệp (17 tuổi, quê Cà Mau) cùng 4 người khác để điều tra hành vi Cố ý gây thương tích và Gây rối trật tự công cộng.
Những nghi can này cùng hơn 35 thanh niên khác dùng súng, mã tấu, dao, tuýp sắt... chém nhau loạn xạ giữa đường gần tháng trước.
[mecloud]zOxk1HctZe[/mecloud]
Như báo Dân Việt đã thông tin trước đó, do mâu thuẫn từ trước, khoảng 21h tối 11/2, Hoàng Cao Khải (26 tuổi) gọi điện hẹn Phạm Đức Thọ (33 tuổi) đến đường Võ Thị Sáu để giải quyết. Hai nhóm thanh niên đã cầm dao, kiếm, mã tấu ... lao vào chém nhau loạn xạ.
Nhiều người đi đường không khỏi bàng hoàng khi thấy hai nhóm người cầm kiếm, mã tấu lao vào “huyết chiến” trên đường như phim hành động.
Hai nhóm thanh niên dùng kiếm, mã tấu lao vào chém nhau (Ảnh cắt từ Facebook Bien Hoa Young) |
Sau khoảng 10 phút, sự việc kết thúc, hai nhóm người lên xe máy rời khỏi hiện trường. Hai người bị thương gồm: Trần Đình Dương và Lê Vũ Luận được người dân đưa đi cấp cứu.
Nhận tin báo, lực lượng Công an Thống Nhất phối hợp các đơn vị chức năng có mặt tại hiện trường, điều tra làm rõ vụ việc. Cơ quan này thu giữ nhiều vật chứng bao gồm dao, mã tấu, tuýp sắt, gậy gỗ.
Theo báo Sài Gòn Giải Phóng, tình trạng chém nhau nghiêm trọng không phải lần đầu xảy ra trên đường Võ Thị Sáu, TP.Biên Hòa, trước đó, vào ngày 27/7/2015 khoảng 80 đối tượng đã cầm mã tấu rượt đuổi, chém nhau kinh hoàng trước một quán bar trên đường Võ Thị Sáu khiến người dân sống hai bên tuyến đường này hết sức bức xúc, lo lắng.
Điều 104. Tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009): 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: A) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; B) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; C) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; D) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; Đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; E) Có tổ chức; G) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; H) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; I) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; K) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. 4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo |
(Tổng hợp)