+Aa-
    Zalo

    Hôm nay Quốc hội xem xét Luật Quản lý Ngoại thương

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Theo chương trình làm việc, hôm nay 7/11, Quốc hội sẽ xem xét 4 dự án luật, trong đó có Luật Quản lý Ngoại Thương.

    (ĐSPL) - Theo chương trình làm việc, hôm nay 7/11, Quốc hội sẽ xem xét 4 dự án luật, trong đó có Luật Quản lý Ngoại Thương.

    4 dự án sẽ được Quốc hội xem xét trong ngày 7/11/2016, gồm dự án Luật Chuyển giao Công nghệ (sửa đổi); dự án Luật Quản lý Ngoại thương; dự án Luật Du lịch (sửa đổi) và dự án Luật Quản lý, Sử dụng Vũ khí, Vật liệu nổ và Công cụ hỗ trợ.

    Ảnh minh họa.

    Cụ thể, buổi sáng, Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ Chu Ngọc Anh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật chuyển giao công nghệ (sửa đổi).

    Sau đó, Quốc hội sẽ nghe Chủ nhiệm Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật chuyển giao công nghệ (sửa đổi).

    Tiếp theo, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Luật quản lý ngoại thương. Bộ trưởng Bộ công thương Trần Tuấn Anh giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự án Luật quản lý ngoại thương.

    Sang buổi chiều, Quốc hội sẽ nghe Bộ trưởng Bộ văn hóa, thể thao và du lịch Nguyễn Ngọc Thiện, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật du lịch (sửa đổi).

    Sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật du lịch (sửa đổi).

    Tiếp theo, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Bộ trưởng Bộ công an Tô Lâm giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự án Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

    Nghị định số 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài là một khuôn khổ pháp lý chưa đủ rộng, chưa đủ cụ thể, chưa đưa ra được những cơ chế quản lý mang tính thống nhất cao mà ngược lại đang mang lại sự manh mún, xẻ nhỏ trong quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu các mặt hàng cần quản lý. Trên thực tế, hệ thống pháp luật liên quan đến việc quản lý nhà nước các mặt hàng này đang thiếu quy định được thể hiện ở mức cao hơn đồng thời đang thiếu một chiến lược ngoại thương tổng thể để thống nhất thực hiện, triển khai trong thực tế.

    Theo khoản 2 Điều 12 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (2005), thẩm quyền ban hành Biều thuế theo nhóm mặt hàng do Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành còn thẩm quyền điều chỉnh mức thuế suất được trao cho Bộ Tài chính. Do nguyên tắc điều chỉnh thuế suất được quy định trong khoản 2 Điều 12 Luật Thuế xuất, nhập khẩu (2005) bao gồm: thực hiện theo danh mục, khung thuế suất đã được quy định; phục vụ công tác thu ngân sách nhà nước; và bảo hộ sản xuất trong nước phù hợp với điều ước quốc tế. Các nguyên tắc này trên thực tế không hề mâu thuẫn với nhau: Bảo hộ sản xuất hay phục vụ thu ngân sách nhà nước đều có nghĩa là định mức thuế suất cao trong khung lãi suất ban hành, theo cam kết quốc tế đã ký kết.

    (Trích Bản thuyết minh chi tiết dự thảo Luật quản lý ngoại thương 25/4/20160)

    Hoàng Hà

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hom-nay-quoc-hoi-xem-xet-luat-quan-ly-ngoai-thuong-a169437.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan