+Aa-
    Zalo

    Hôm nay, biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Theo Thông cáo số 15, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, thứ Sáu, ngày 9/11, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường.

    Theo Thông cáo số 15, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, thứ Sáu, ngày 9/11, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường.

    Hoạt động giao dịch thanh toán tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội. (Ảnh minh họa: Hoàng Hùng/TTXVN)

    Buổi sáng, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Trồng trọt và thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Trồng trọt.

    Buổi chiều, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2019; nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến quy hoạch và thảo luận tại Hội trường về dự án Luật này.

    Ngày 8/11, Quốc hội làm việc theo chương trình dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

    Buổi sáng, từ 8-9h, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển.

    Quốc hội đã nghe Ủy viên ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình Báo cáo của ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về Dự thảo Nghị quyết Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019.

    Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết với 447 đại biểu tán thành, chiếm 92,16% trên tổng số đại biểu Quốc hội.

    Tiếp đó, Quốc hội nghe Bộ trưởng bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi). Chủ nhiệm ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi).

    Từ 9h20-11h30, Quốc hội họp ở Tổ để thảo luận về dự án Luật Kiến trúc. Trong quá trình thảo luận, đa số ý kiến đại biểu tán thành với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.

    Theo đó, việc ban hành dự án Luật Kiến trúc là cần thiết nhằm tạo hành lang pháp lý khắc phục hạn chế, tồn tại trong lĩnh vực kiến trúc, đáp ứng yêu cầu quản lý, phát triển kiến trúc, xây dựng đội ngũ kiến trúc sư chuyên nghiệp và nền kiến trúc Việt Nam hiện đại, giàu bản sắc dân tộc.

    Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, dự thảo Luật còn quy định chung chung, một số nội dung còn trùng lặp, chưa làm nổi bật bản sắc kiến trúc Việt Nam.

    Các vị đại biểu Quốc hội cũng phát biểu thảo luận về các nội dung của dự thảo Luật: về phạm vi điều chỉnh; nguyên tắc hoạt động kiến trúc; quản lý kiến trúc; quy định hành nghề kiến trúc; về Hội đồng Kiến trúc quốc gia; những hành vi bị cấm; phê duyệt Quy chế quản lý kiến trúc và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp; về thi tuyển, tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc; về thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực hành nghề kiến trúc; về yêu cầu quản lý kiến trúc đối với đô thị, nông thôn, phố cổ...

    Buổi chiều, từ 14h-14h45, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng. Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo về việc sửa đổi toàn diện Luật Giáo dục (sửa đổi); giải trình tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 5; nghe Chủ nhiệm ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).

    Từ 15h đến 17h, Quốc hội họp ở Tổ để thảo luận về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).

    Qua thảo luận, đa số đại biểu Quốc hội tán thành sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Giáo dục và đánh giá dự thảo Luật trình Quốc hội lần này đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu.

    Ngoài ra, các vị đại biểu Quốc hội cũng đóng góp nhiều ý kiến cụ thể, tập trung vào một số nội dung sau: chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; chính sách đối với giáo viên; phương pháp giáo dục phổ thông; giáo dục mầm non; giáo dục gia đình; các hành vi cấm trong hoạt động giáo dục; độ tuổi giáo dục phổ thông; mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường trong việc định hình nhân cách cho học sinh, về hợp tác quốc tế trong giáo dục...

    Theo Vietnamplus

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hom-nay-bieu-quyet-thong-qua-nghi-quyet-ve-du-toan-ngan-sach-nha-nuoc-a250679.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan