Hỏi : Chào bác sĩ, Con bị đã 4 tháng nay, lúc đầu cứ tưởng bong tróc da môi do khô môi nhưng con dùng dưỡng ẩm mà không khỏi. Đi da liễu họ nói con bị chàm môinhưng cũng đã chữa rồi mà vẫn chưa hết được, còn hay tróc da hơn trước, nói cười lại bị đau, rát, ăn uống lại khó khăn, rất khó chịu ạ. Xin BS tư vấn giúp con bệnh này kiêng cữ những gì? Và dùng loại thuốc nào cho hết hẳn ạ? (con phải đeo khẩu trang suốt để che lại ạ). Con xin cảm ơn!
Ánh Nguyệt ( Cái Răng - Cần Thơ)
Trả Lời :
Ánh Nguyệt thân mến!
Bệnh chàm môi ngoài việc làm cho ta cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp (vì nó cứ nổi trên môi không giấu được, phải đeo khẩu trang) mà còn làm cho việc ăn uống hàng ngày lại khó khăn như tình trạng của Nguyệt bây giờ. Bệnh phát sinh do chế độ dinh dưỡng kém, thiếu hụt chất sắt, kẽm, Vitamin nhóm B, cũng như một chế độ chăm sóc răng miệng kém, lâu dần bệnh có thể nặng hơn khi thời tiết thay đổi (quá lạnh hoặc quá nóng) hoặc khi tiếp xúc với chất gây dị ứng: thức ăn, mỹ phẩm (son dưỡng môi), .... Chàm môi là một bệnh lý viêm môi gây đau, ngứa, các vết lở, nứt thành đường xung quanh miệng, tróc da, thấy đau khi mở miệng, khi ăn uống, khi nói,…Khi phát bệnh, nhiều người cứ nghĩ môi bị khô nên dùng các loại son dưỡng hoặc chất tạo ẩm nhưng đây chỉ là biện pháp hỗ trợ tạm thời nhằm hạn chế sự bong tróc, ngứa của da chứ không xử lý được dứt điểm bệnh, nhiều khi đó lại là nguyên nhân làm bệnh nặng thêm.
Về cách chữa của Bảo Thanh Đường là hoàn toàn bằng thảo dược. Với những loại thuốc bôi rất đặc trị của Bảo Thanh Đường, cùng với máy móc hiện đại, các dược liệu quý để bôi lên vùng môi, người bệnh cảm thấy dễ chịu ngay và thuốc uống đặc hiệu, mát gan, tiêu viêm. Thật đơn giản và không ảnh hưởng đến công việc khi bạn chỉ cần bỏ khoảng 5 phút vào mỗi buổi tối : đầu tiên, bạn chỉ cần rửa vùng môi bằng một loại sữa rửa được làm từ hơn 20 loại thảo dược rất hiệu quả để giảm ngay các triệu chứng ngứa, bong tróc da kết hợp thuốc thoa và thuốc uống được cô sẵn và đóng thành viên nang rất dễ sử dụng (khi lấy thuốc sẽ có toa hướng dẫn rất cụ thể), làm cơ thể dần ổn định, phân giải các độc tố trong cơ thể, từ đó bệnh bớt dần rồi khỏi hẳn. Ngoài ra Nguyệt cần tránh tuyệt đối không được liếm môi, tránh ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh cũng như thức ăn chứa nhiều gia vị (tiêu, ớt, chanh,…), phải uống đủ nước, bổ sung thêm vitamin nhóm B hàng ngày, vệ sinh răng miệng, tái khám khi hết thuốc .
Bạn đang ở Cần Thơ nên đến khám tại hệ thống phòng khám của Bảo Thanh Đường ( TP.HCM : 210 Lê Lai, Q.1, ĐT: 083.925.2818; Hoặc KIÊN GIANG : 69 Hùng Vương, Rạch Giá; ĐT : 0773.947.347) để được bác sỹ khám trực tiếp và điều trị để bệnh sớm khỏi.
Thân mến.
Bác sỹ Nguyễn Phan Anh
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hoi-va-dap-ve-benh-cham-moi-a56311.html