Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Linh, đại diện Sở Công Thương Hà Nội cho biết, trong thời đại kinh tế số, trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT) đã trở thành hai công nghệ chủ lực trong việc định hình tương lai của nền kinh tế và xã hội. Đây là những công nghệ lõi, công nghệ nền tảng, làm tác nhân chính của cuộc cách mạng chuyển đổi số. AI và IoT nổi bật ở khả năng tạo ra giá trị từ dữ liệu, khi kết hợp, không chỉ tăng cường khả năng tự động hóa mà còn thúc đẩy các sáng tạo mới, tăng hiệu suất, giảm chi phí và nâng cao chất lượng cuộc sống, cũng như các hoạt động kinh doanh và tiêu dùng.
Tuy nhiên, trong quá trình tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn có một khoảng cách khá lớn so với các doanh nghiệp FDI. Về trình độ công nghệ, khoảng trên 30% doanh nghiệp cho biết hiện vẫn đang sử dụng hoàn toàn thiết bị điều khiển thủ công, trên 50% có sử dụng thiết bị bán tự động và chưa đến 10% doanh nghiệp có sử dụng robot trong dây chuyền sản xuất.
Để năng cao năng lực đáp ứng được yêu cầu của khách hàng đặc biệt là các khách hàng thế giới, các doanh nghiệp càng phải tăng cường áp dụng các giải pháp linh hoạt trong quản lý sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất và yêu cầu kỹ thuật về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, thúc đẩy sáng kiến, đổi mới mô hình kinh doanh để đảm bảo kinh doanh liên tục, nâng cao năng suất lao động, tuân thủ các tiêu chuẩn hơn nữa. Công nghệ IoT (Internet of Things) và AI (Artificial Intelligence) đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, giúp tăng năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm, và tối ưu hóa chi phí sản xuất.
Chia sẻ tại hội thảo, bà Lê Nguyễn Thiên Nga - Viện trưởng Viện Quản trị Chính sách và Chiến lược phát triển nhấn mạnh, hiện nay nước ta có nhiều chế tài, hiệp định liên quan tới thương mại, nên trong bối cảnh để ứng dụng được khoa học công nghệ, các khối công nghiệp hỗ trợ liên kết với những nhánh công nghiệp chính như thế nào cũng là bài toán xây dựng hệ sinh thái sẽ được các doanh nghiệp đặt hàng, từ đó liên kết tới các sở, các địa phương giúp các đơn vị thống nhất một mô hình công nghệ theo công thức kiểu mẫu.
Liên quan tới nguồn vốn tín dụng, bà cho biết, hiện Ngân hàng nhà nước đã chủ trương tới các ngân hàng như Vietinbank để đồng hành cùng các doanh nghiệp trong khối doanh nghiệp công nghệ, ứng dụng khoa học cộng nghệ, có các gói tín dụng riêng dành cho các tập đoàn, doanh nghiệp khi đảm bảo cam kết về phát triển bền vững
Chiến lược Dữ liệu Quốc gia, khuyến nghị các chính sách hỗ trợ cho nhân tài và chuyên gia trong GMVP từ cơ sở dữ liệu toàn dân do nghiên cứu trưởng Lê Nguyễn Thiên Nga cùng Đề án Từ Chính sách ra Cuộc sống, Đề án Cơ sở dữ liệu dân cư Quốc gia, Bộ Công an, Ngân hàng nhà nước, Kiểm toán nhà nước, ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam phối hợp nghiên cứu và thúc đẩy.