+Aa-
    Zalo

    Hội nghị APEC với góc nhìn của Doanh nhân Mai Vũ Minh

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tuần lễ cấp cao APEC Việt Nam 2017 nơi qui tụ 21 nước thành viên APEC chiếm đến 50% tổng kim ngạch thương mại toàn cầu đã khép lại với nhiều thành tựu quan trọng cho Việt

    Tuần lễ cấp cao APEC Việt Nam 2017 nơi qui tụ 21 nước thành viên APEC chiếm đến 50% tổng kim ngạch thương mại toàn cầu đã khép lại với nhiều thành tựu quan trọng cho Việt Nam. Với sự hiện diện của hơn 2,000 chủ tịch, doanh nhân quốc tế trong APEC, Việt Nam đã nâng tầm vị thế mới trên trường quốc tế trong lĩnh vực ngoại giao và kinh tế. Báo …… chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh với doanh nhân Mai Vũ Minh, Chủ tịch Tập đoàn SAPA Thale tại CHLB Đức, ông vừa trở về Việt Nam tham dự Tuần lễ cấp cao APEC với góc nhìn chi tiết của người trong cuộc.

    Xin ông chia sẻ cảm nhận khi tham gia Hội nghị thượng đỉnh APEC 2017 tại Đà Nẵng?

    Năm 2017 có thể đặt tên là năm Hội nghị đối với cá nhân tôi. Vì xuyên suốt cả năm tôi đã cố gắng sắp xếp thời gian để tham dự một số Hội nghị quốc tế lớn về lĩnh vực kinh tế như Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos (Thụy Sỹ) hồi đầu năm; Hội nghị Nhóm các nền kinh tế lớn G20 tại Hamburg (Đức) hồi giữa năm; và mới đây là Hội nghị thượng đỉnh APEC Việt Nam.

    Xét về qui mô, các chủ điểm đưa ra thảo luận cũng như khâu tổ chức thì tôi cho rằng APEC đã diễn ra thành công và nâng cao vị thế kinh tế- chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế bằng việc khắc họa rõ nét thông điệp Chính phủ Kiến tạo và Hành động. Tôi quan sát thấy các chủ điểm đưa ra thảo luận tại APEC được các nước thành viên và cộng đồng doanh nhân thế giới quan tâm vì có tính thực tế cao.

    Tỷ phú Mai Vũ Minh tại Hội nghị thượng đỉnh APEC Việt Nam 2017

    So sánh với Hội nghị Nhóm các nền kinh tế lớn G20 tại Đức mà tôi tham dự vào mùa hè năm nay thì hoạt động tổ chức APEC của Việt Nam cá nhân tôi đánh giá là chuyên nghiệp, đặc biệt khâu an ninh. Tại Hamburg, khi đón tiếp 20 nguyên thủ tham gia G20, người Đức điều động 20.000 cảnh sát tham gia, điều thú vị là con số camera mà thành phố biển Đà Nẵng lắp đặt phục vụ công tác an ninh trong tuần lễ cấp cao Apec cũng vô tình có 20,000 chiếc.

    Còn để đón tiếp 21 nguyên thủ các nước tham gia APEC, theo tôi được biết, Việt Nam đã tổng duyệt kế hoạch triển khai trước 1,5 năm, chỉ tính riêng số lượng cảnh sát đã có 800 người với nhiệm vụ đảm bảo giao thông. Khi đoàn xe chúng tôi lên bán đảo Sơn Trà lướt qua hệ thống bảo vệ nghiêm ngặt với nhiều xe tăng, xe thiết giáp trên đường bộ. Ngày thứ 3 của hội nghị, tôi cảm thấy tự hào khi một vị Tổng giám đốc hãng máy bay tư nhân bạn tôi cùng đoàn của Đức tham dự APEC nói với tôi rằng nhờ Apec Việt Nam 2017 mà ông ấy có thêm vài khác hàng lớn.

    Ông cho biết vài ấn tượng cụ thể các hoạt động bên lề Hội nghị APEC?

    Dưới góc nhìn của một doanh nhân quốc tế, tôi cho rằng nước chủ nhà APEC 2017 đã khẳng định thành công hai thông điệp lớn, đó là: một Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế thương mại tự do và một Việt Nam ngoại giao đa phương.

    Bên lề hội nghị, tôi ấn tượng với sự năng động và quyết liệt của Thủ tướng Canada. Mặc dù quá trình nghị sự căng thẳng với chủ điểm TPP quan trọng nhưng bên lề ông Justin Trudeau rất thân thiện và cởi mở.

     Thủ tướng Canada và tỷ phú Mai Vũ Minh

    Tôi cũng vui mừng cho Việt Nam khi chứng kiến cụ thể sự ủng hộ hành lang từ những người bạn quốc tế lớn như bà Victoria Kwa Kwa- phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới với cam kết hết sức ủng hộ các nữ doanh nhân khởi nghiệp thông qua các Quĩ đầu tư; Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga- trưởng Khu hành chính Hongkong với cam kết đẩy mạnh hoạt động du lịch đầu tư giữa các đặc khu kinh tế mới Việt Nam với Hongkong.

    Là doanh nhân quốc tế, tôi thấy bản thân may mắn được có mặt tại quê hương trong giai đoạn lịch sử này vì các dấu mốc liên quan đến vận mệnh phát triển kinh tế quốc gia đều diễn ra trong sự kiện APEC 2017. Ví dụ như giấc mơ về các SEZ (Special Economic Zones - Đặc khu kinh tế) đã thành hiện thực.

    Trưởng khu hành chính Hongkong Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (ngoài cùng bên trái) và tỷ phú Mai Vũ Minh

    Khi trao đổi nhanh bên lề với một vài Bộ trưởng, tôi nhận định họ rất vui mừng và kỳ vọng vào việc đổi tên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) thành tên gọi mới là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Vì quyết định lịch sử này cho phép dung hòa việc giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP nhưng đồng thời cho phép các nước thành viên tạm hoãn một số ít các nghĩa vụ để đảm bảo sự cân bằng trong bối cảnh mới.

    Theo ông, những vấn đề cụ thể nào mà chủ nhà Việt Nam đã đạt được sau khi tổ chức thành công Hội nghị APEC?

    Các doanh nhân quốc tế và tôi đặc biệt quan tâm đến những chủ đề nghị sự nóng trong suốt tuần lễ APEC. Có những tuyên bố chung thể hiện sự cam kết cụ thể và khả thi liên quan đến vấn đề tự do thương mại, tăng trưởng kinh tế bề vững và tương lai nguồn nhân lực. Đây là những vấn đề đặc biệt quan trọng về chính sách thượng tầng vì chúng ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư lâu dài của chúng tôi khi muốn xoay trục hoạt động kinh doanh sang khu vực kinh tế Châu Á Thái Bình Dương. Cụ thể hơn, người Đức với vai trò là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại Châu Âu, chúng tôi mỗi năm chi trả thông qua hoạt động nhập khẩu hàng hóa Việt Nam vào biên giới Đức có giá trị lên tới 6 tỉ USD. Vì vậy, thông qua APEC hơn bao giờ hết, hình ảnh một Chính phủ hành động đã nâng tầm uy tín quốc gia của Việt Nam trên lĩnh vực tự do thương mại.

    Bà Victoria Kwa Kwa, Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới và tỷ phú Mai Vũ Minh

     Điều này minh chứng bằng việc những nỗ lực của chủ nhà vận động sự đồng thuận các quốc gia thành viên trong việc chuyển đổi từ TPP sang CPTPP mà vẫn giữ nguyên được hầu hết các nội dung thương mại quan trọng. Cũng như nhiều nhà đầu tư quốc tế khác, các nhân tôi trước thềm APEC có rất nhiều băn khoăn liên quan đến chính sách tăng trưởng tiền lương cho người lao động, sự ổn định về tỉ giá hối đoái và sức bật tăng trưởng của thị trường vốn. Không phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng Canada đánh chiêng tại sàn chứng khoán Việt, bởi lẽ nhà đầu tư như tôi luôn trông chờ vào việc niêm yết các công ty nội đại đủ tốt trên sàn chứng khoán trong thời gian tới. Đây sẽ là kênh dẫn dòng vốn lớn từ nước ngoài đổ vào nền kinh tế Việt Nam. Nhờ các cuộc gặp song phương, đa phương, trao đổi bên lề liên tục suốt 7 ngày nghị sự mà hầu hết những thắc mắc nêu trên đã có câu trả lời chính thức và tích cực.

    Theo ông, quốc gia thành viên APEC nào đang có tầm ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam hiện nay?

    Tuy Hàn Quốc đang đứng đầu về lượng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam với giá trị hơn 6,3 tỉ USD trong 3 Quí đầu năm 2017 nhưng người Nhật đang gây dựng hầu hết các cơ sở hạ tầng cho Việt Nam những năm gần đây. Ngày 10 và ngày 11 vừa qua có nhiều cuộc gặp song phương quan trọng đã diễn ra trong và bên lề Hội nghị APEC tại Đà Nẵng trong đó đáng chủ ý là cuộc gặp bê lề giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và nhà lãnh đạo đồng cấp Trung Quốc. Cá nhân tôi có một khoảng thời gian sống làm việc tại Nhật Bản, tôi rất khâm phục đức tính tỉ mỉ và khiêm tốn của người dân quốc gia này. Khi nguồn vốn ODA viện trợ cho Việt Nam đang giảm dần thì Nhật Bản vẫn cam kết nhiều gói viện trợ ưu đãi lãi suất thấp cho những ngành kinh tế đặc biệt quan trọng của Việt Nam như giao thông vận tải, nông nghiệp, giáo dục.

    Thủ tướng Nhật Bản và tỷ phú Mai Vũ Minh

     Hội nghị APEC Việt Nam có giúp thúc kết nối kinh doanh đối với cá nhân Ông không?

    Không hẹn mà gặp, nhờ Apec tôi kết nối lại với nhiều người bạn cũ mà hiện tại họ lại đang có tầm ảnh hưởng nhất định tới kinh tế Việt Nam. Cụ thể, tôi có trao đổi thân mật với Ông Philipp Rosler, Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới về các dự án tôi đang triển khai tại Việt Nam và tương lai việc làm cho giới trẻ Việt. Chúng tôi đều là những người con Việt Nam xa quê từ nhỏ và cùng tạo lập sự nghiệp trên đất nước Đức nên luôn trăn trở hướng về quê hương.

    Tỷ phú Mai Vũ Minh và Ông Philipp Rosler, Nguyên phó Thủ tướng CHLB Đức, Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới

     Ông Philipp Rosler, chia sẻ kinh nghiệm trong thời gian từng đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng bộ Kinh tế và Công nghệ của nước Đức, nhờ vậy tôi có thêm góc nhìn vĩ mô dưới quan điểm của nhà điều hành chính sách. Với sự kỳ vọng và ủng hộ của Philipp Rosler cũng như nhiều doanh nhân - chính khách khác, tôi thêm quyết tâm cho dự án công nghệ đầu tư tại Việt Nam.

    Tận mắt chứng kiến sự năng động của các nhà điều hành Việt Nam trong APEC, tôi đồng quan điểm với bà Christine Lagarde, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế-IMF rằng Việt Nam có thể sớm bứt phá vượt qua cả Canada, Italia và lọt vào Top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo tôi, cốt lõi động lực thúc đẩy nền kinh tế quốc gia Việt Nam chính là lực lượng lao động chất xám trẻ và sức cầu tiêu dùng nội địa.

    Trọng Hiếu

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hoi-nghi-apec-voi-goc-nhin-cua-doanh-nhan-mai-vu-minh-a210305.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan