+Aa-
    Zalo

    Hội Luật gia phát huy thế mạnh, góp phần vào sự nghiệp phát triển

    • DSPL

    (ĐS&PL) - ĐSPL)- Hội Luật gia Việt Nam xác định mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu trong nhiệm kỳ 2014 - 2019 với tinh thần: "Phát huy tinh thần chủ động sáng tạo, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.

    (ĐSPL) - Trong bối cảnh, trong nước và quốc tế có những chuyển biến mới đầy thách thức, Hội Luật gia Việt Nam xác định mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu trong nhiệm kỳ 2014 - 2019 với tinh thần: "Phát huy tinh thần chủ động sáng tạo, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Luật gia Việt Nam trong giai đoạn mới"...

    Tích cức tham gia xây dựng và bảo vệ pháp luật

    Với nhiệm vụ được giao, trong thời kỳ mới, Hội Luật gia Việt Nam cũng xác định mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu trong nhiệm kỳ 2014 - 2019, như: Quán triệt và triển khai thực hiện tốt các quan điểm, định hướng, nội dung của Chỉ thị số 56-CT/TW ngày 18/8/2000 của Bộ Chính trị về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Luật gia Việt Nam; Kết luận số 19/KL-TW ngày 23/5/2012 của Ban Bí thư về tổng kết thực hiện Chỉ thị số 56-CT/TW và Chỉ thị số 08/2013/CT-TTgngày 24/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Luật gia Việt Nam trong tình hình mới để thống nhất về nhận thức và hành động trong tất cả các cấp hội và hội viên Hội Luật gia Việt Nam.

    Bên cạnh đó, Hội Luật gia Việt Nam cũng xác định, cần phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, phát huy năng lực và kinh nghiệm của các cấp hội và hội viên, tăng cường đề xuất các sáng kiến, đề án, dự án để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn, góp phần thiết thực vào việc thực hiện Hiến pháp và pháp luật, tham gia tích cực và có hiệu quả vào các hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật khác. Đồng thời, đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp hoạt động, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cấp hội. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Đảng đoàn, Ban Thường vụ Trung ương hội với Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng của các bộ, ban, ngành, với cấp ủy Đảng và chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để thống nhất chỉ đạo công tác Hội Luật gia và tạo điều kiện cho các cấp Hội Luật gia có điều kiện thuận lợi để hoạt động.

    Với tư cách là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Hội Luật gia Việt Nam khẳng định, tiếp tục tham gia đầy đủ và có trách nhiệm các hoạt động của các tổ chức này. Ngoài ra, tiếp tục củng cố, phát triển tổ chức hội vững mạnh, khẳng định rõ tính chất, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của hội, bảo đảm các chế độ, chính sách phù hợp; phấn đấu đến năm 2015, tất cả các quận, huyện, thị xã có đủ điều kiện đều có tổ chức Hội Luật gia; đến năm 2016, các tổ chức hội đều được công nhận là hội đặc thù, có đội ngũ cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm có đủ phẩm chất, trình độ, kinh nghiệm và nhiệt tình với công tác hội...

    Hội nhập quốc tế và khẳng định chủ quyền Biển Đảo

    Trong nhiệm kỳ (2009 - 2014), Hội Luật gia Việt Nam là thành viên của Hội Luật gia dân chủ quốc tế (IADL), Hội đã tham gia đầy đủ các cuộc họp thường niên của Ban Thường vụ IADL. Đặc biệt, Hội đã tranh thủ tối đa tư cách là thành viên IADL để vận động IADL ủng hộ các vấn đề có liên quan của Việt Nam trên trường quốc tế. Năm 2013 Hội Luật gia Việt Nam đã đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông ra các cuộc họp IADL để tranh thủ sự ủng hộ của giới luật gia quốc tế đối với Việt Nam.

    Phương hướng, nhiệm vụ của Hội luật gia Việt Nam nhiệm kỳ XII

    Hội thảo khoa học quốc tế Biển Đông (lần thứ 2).

    Kết quả cho những hoạt động này là ngày 11/11/2013, IADL đã ra tuyên bố kêu gọi các bên không tiến hành các hành động làm gia tăng căng thẳng tại khu vực Biển Đông; giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hoà bình phù hợp với luật pháp quốc tế. Ngày 9/5/2014 và ngày 25/6/2014, Hội Luật gia Việt Nam ra tuyên bố cực lực phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam và có các hành động leo thang đâm chìm tàu cá của Việt Nam, đồng thời thông báo sự việc cho toàn thể các thành viên của IADL và đề nghị IADL ra tuyên bố ủng hộ Việt Nam bảo vệ quyền chủ quyền trong thềm lục địa của mình.

    Ngày 11/6/2014, tại Hà Nội, Hội Luật gia Việt Nam đã được ủy quyền của IADL, công bố bản tuyên bố về vấn đề tình trạng vi phạm leo thang tại Biển Đông, đồng thời, Chủ tịch IADL gửi thư đến Chính phủ và các cơ quan liên quan của Trung Quốc yêu cầu tôn trọng luật pháp quốc tế, không làm phức tạp tình hình và leo thang căng thẳng ở Biển Đông. Trước đó, năm 2012 Hội Luật gia Việt Nam đã ra tuyên bố phản đối Quốc vụ viện Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa; phản đối công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc mời thầu thăm dò dầu khí tại thềm lục địa của Việt Nam.

    Trên cơ sở nhiệm kỳ trước đạt được, phương hướng trong nhiệm kỳ tới Hội Luật gia Việt Nam tiếp tục duy trì, củng cố, phát triển và làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa Hội Luật gia Việt Nam với Hội Luật gia dân chủ quốc tế, Hiệp hội Luật các nước ASEAN, Hội Luật gia các nước và các tổ chức quốc tế khác mà hội đã có mối quan hệ; chủ động mở rộng mối quan hệ với các tổ chức và cá nhân luật gia tiến bộ trên thế giới, động viên người Việt Nam là luật gia định cư ở nước ngoài tham gia các hoạt động xây dựng đất nước.

    Hội luật gia Việt Nam xác định, nhiệm vụ cơ bản về công tác đối ngoại cụ thể: "Tiếp tục duy trì và phát huy tốt hơn vai trò của Hội Luật gia Việt Nam là thành viên các tổ chức IADL và ALA, tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức đó đối với hoạt động của Hội Luật gia Việt Nam và Nhân dân Việt Nam đồng thời thực hiện tốt trách nhiệm và có những đóng góp thiết thực của luật gia Việt Nam trong hoạt động chung của IADL và ALA; Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với luật gia các nước và các tổ chức quốc tế để tranh thủ sự giúp đỡ về tài chính, nghiệp vụ phát triển sự nghiệp luật gia; thu hút các luật gia là người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia xây dựng đất nước; Triển khai hiệu quả các dự án, hoạt động đang hợp tác với các cơ quan, tổ chức quốc tế để tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của hội trong các lĩnh vực công tác: Phổ biến, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, tham gia xây dựng pháp luật".

    Những nhiệm vụ đối nội cơ bản của Hội Luật gia Việt Nam trong giai đoạn 2014-2019:

    Tham gia xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật; Tích cực, chủ động nghiên cứu, tham gia kiến nghị và góp ý kiến xây dựng các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hoạt động tư pháp, về đối nội, đối ngoại…; Công tác tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn giải quyết khiếu nại và hòa giải ở cơ sở.

    Tiếp tục phát triển hệ thống các trung tâm tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, phấn đấu đến hết năm 2016, tất cả các tỉnh, thành hội trong cả nước đều có trung tâm tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; Công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cho hội viên và Nhân dân.

    Tham gia tích cực vào quá trình triển khai thực hiện Hiến pháp năm 2013; Tham gia cải cách tư pháp, cải cách hành chính, tham gia tuyển chọn thẩm phán, kiểm sát viên; Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng thu hút và phát huy năng lực của đội ngũ luật gia có trình độ cao; Thực hiện nội dung phổ biến giáo dục pháp luật của Đề án xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2013-2016.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hoi-luat-gia-phat-huy-the-manh-gop-phan-vao-su-nghiep-phat-trien-a51330.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan