+Aa-
    Zalo

    Hội Khoa học PTNT Việt Nam vững bước cùng Nông nghiệp, Nông thôn và Nông dân trên đà đổi mới

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐS&PL) Vừa qua, Bộ Nội vụ chính thức phê duyệt Điều lệ Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam (Hội) sửa đổi bổ sung được Đại hội toàn quốc lần thứ III (2018 - 2023)

    (ĐS&PL) Vừa qua, Bộ Nội vụ chính thức phê duyệt Điều lệ Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam (Hội) sửa đổi bổ sung được Đại hội toàn quốc lần thứ III (2018 - 2023) của Hội thông qua. Nhân dịp này, chúng ta cùng nhìn lại những đóng góp nổi bật của Hội trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

    BCH Trung ương Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam khóa III (2018 - 2023)

    Ngôi nhà chung của giới khoa học 

    Theo đó, Điều lệ Hội được bàn hành kèm theo Quyết định số 469/QĐ - BNV ngày 05/06/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ gồm 08 chương, 28 điều quy định về tôn chỉ, mục đích, địa vị pháp lý, phạm vi hoạt động, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, tài chính, khen thưởng, kỷ luật...

    Hội được Bộ Nội vụ cho phép thành lập theo quyết định số 953/QĐ-BNV của ngày 15 tháng 06 năm 2006. Hội là một tổ chức nghề nghiệp của các nhà khoa học, cá nhân là công dân Việt Nam và tổ chức quan tâm tới sự phát triển nông thôn, tự nguyện tham gia giúp đỡ nông dân và cộng đồng nông thôn nâng cao năng lực thực hiện các chương trình phát triển nông thôn tổng hợp theo đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và phương hướng phát triển kinh tế xã hội của chính quyền địa phương.

    Hội hỗ trợ nông dân bằng các hoạt động tư vấn về xây dựng các chương trình phát triển nông thôn, về cách làm ăn, về phát triển thể chế, nâng cao năng lực, đào tạo nâng cao tay nghề cho nông dân và là diễn đàn của giới khoa học, nghệ nhân, doanh nhân, chủ nhà vườn và những người hoạt động trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

    Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam đã và đang là ngôi nhà chung của giới khoa học nông nghiệp Việt Nam. Hội đã thu hút nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, nhân sĩ trí thức tiêu biểu có uy tín trong giới khoa học nước nhà tham gia và có nhiều hoạt động tích cực.

    Hội đã rất vinh dự có ba nhà khoa học trong số 53 nhà khoa học và nhà phát minh sang chế được vinh danh là Nhà khoa học của nhà nông lần thứ nhất năm 2018, đó là GS.TSKH.Trần Duy Quý, GS.TS. Bùi Chí Bửu, TS. Đào Thế Anh. Trước đó, GS. TSKH Trần Duy Quý, Chủ tịch Hội đã được Viện Danh nhân Hoa kỳ tôn vinh là một trong 1000 nhà khoa học có ảnh hưởng đến thế giới và là một trong 100 Giáo sư tiêu biểu trọn đời cống hiến cho khoa học; TS. Đào Thế Anh, Phó chủ tịch Hội đã được Chính phủ Pháp trao tặng Huân chương Công trạng NN hạng 3 cho các đóng góp trên 25 năm nghiên cứu nông nghiệp.

    Tích cực tham gia xây dựng Nông thôn mới và Tái cơ cấu Nông nghiệp

    Trong những năm qua, Hội đã tích cực tham gia vào các lĩnh vực Nông thôn mới và Tái cơ cấu Nông nghiệp và thực hiện nhiều đề tài, dự án nghiên cứu trong và ngoài nước về chính sách phát triển nông thôn, phát triển HTX, tổ chức sản xuất, phát triển chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu nông sản, mỗi xã một sản phẩm phục vụ phát triển nông thôn mới được đối tác nghiệm thu đánh giá tốt, địa phương hoan nghênh áp dụng.

    Quyết định phê duyệt Điều lệ Hội của Bộ Nội vụ

    Trong lĩnh vực chính sách PTNT, xây dựng nông thôn mới, Hội đã tham gia tổ chức các hội thảo quốc tế về kinh nghiệm phát triển HTX Nông nghiệp ý xây dựng Nghị định về HTX của Chính phủ.Để góp phần xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo cho người dân, bảo vệ môi trường nông thôn, hội đã có những đóng góp tích cực khi tham gia Tư vấn hỗ trợ xây dựng Đề án phát triển kinh tế hợp tác và Đề án nghiên cứu đẩy mạnh liên kết sản xuất kinh doanh trong NN cho Bộ NN và PTNT và chính phủ.

    Hội đã tham gia và là thành viên chủ chốt cuả Liên minh Nông nghiệp là một liên minh các cơ quan nghiên cứu và phát triển về nông nghiệp nông thôn do OXFAM tài trợ như Viện nghiên cứu kinh tế chính sách (VERP) và Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và một số nhà chính sách nông nghiệp hàng đầu ở Việt Nam.

    Đối với các địa phương, Hội cũng tham gia nghiên cứu, tư vấn về phát triển chuỗi gía trị nông sản, an toàn thực phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu, xây dựng thương hiệu nông sản phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp như với Quảng ninh, Tuyên quang, Hà giang, Cao bằng, Quảng bình, Lâm đồng, Đồng nai, TP HCM….Bên cạnh đó, hiện nay các thành viên của hội cũng tham gia đào tạo tăng cường năng lực cho cán bộ chương trình OCOP ở cấp địa phương về chuỗi giá trị, xây dựng tổ chức nông dân quản lý và phát triển sản phẩm OCOP.

    Để có sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội và các cơ quan quản lý Nhà nước, các hội chuyên ngành trong thực hiện nhiệm vụ chung, vừa qua Hội đã làm việc và xây dựng kế hoạch hợp tác với Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới thành phố Hà Nội, Cục Hợp tác kinh tế - Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, đồng thời Hội cũng đã làm việc với nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có năng lực, nhu cầu hợp tác phát triển. 

    Mở rộng quan hệ đối ngoại, tiếp cận giá trị toàn cầu

    Nhằm thúc đẩy quan hệ đối ngoại Hội đã hợp tác với Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) về liên kết nông dân nhỏ với thị trường, Cơ quan phát triển Luxembua về năng lực xây dựng kế hoạch thị trường cho các chuỗi nông sản địa phương, Viện nghiên cứu chính sách thuộc đại học Tokyo Nhật bản (GRIPS) về quản trị chuỗi giá trị nông sản, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp tư nhân Nhật bản nhằm chuyển giao các công nghệ nông nghiệp hiện đại và sinh thái vào Việt Nam.

    Trong lĩnh vực tái cơ cấu nông nghiệp các nhà khoa học của Hội đã đầu tư nghiên cứu nghiêm túc và đạt nhiều thành công, đã phổ biến 6 giống lúa mới cấp Quốc gia: VS1, Sơn Lâm 1, QJ1, QJ4, BQ, QP-5, và hai giống siêu lúa NPT3, NPT5, cho bà con nông dân ở các vùng sản xuất lớn như ĐBSH, ĐBSCL, miền núi phía Bắc, phổ biến các quy trình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và phân bón mới. Trong đó, đặc biệt 6 giống Quốc gia có chất lượng cao, được sản xuất đón nhận với diện tích hàng chục ngàn ha, đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn choa bà con nông dân các tỉnh trông lúa, góp phần xây dựng thương hiệu gạo Japonica tại Việt Nam. Các cán bộ của Hội đã tích cực tham gia chuyển giao các giống và quy trình kĩ thuật cho 5 tỉnh thành trong dự án ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng Nông thôn mới ở nước ta.

    Để năng cường khả năng liên kết trên mặt trận phát triển kinh tế nông thôn cũng như nâng cao khả năng nghiên cứu, triển khai việc ứng dụng các tiến bộ KHKT, các mô hình sản xuất, trong thời gian vừa qua Hội đã xúc tiến hình thành một số trung tâm nghiên cứu và phát triển trực thuộc Hội theo hướng xã hội hoá như: Viện Nghiên cứu phát triển NN công nghệ cao ĐBSCL, tại TP HCM; Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát triển Hoa lan Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa cây cảnh Việt Nam.

    Đặc biệt, để mở rộng quan hệ đối ngoại và tiếp cận giá trị toàn cầu, vừa qua Hội đã kết nạp Hội cựu học viên Việt Nam tại Tổng cục Phát triển nông thôn Hàn Quốc (VietKoRAA) làm thành viên. Thông qua các hoạt động chính của VietKoRAA để tiếp nhận và chuyển giao công nghệ nông nghiệp tiên tiến từ Hàn Quốc, cũng như thực hiện các dự án nhỏ, đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo, tập huấn ngắn hạn và xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ dưới dạng các “Ngân hàng kiến thức” được số hóa và phổ biến trên internet... 

    Tích cực tham gia phản biện xã hội

    Hội đã tích cực tham gia phản biện xã hội và góp ý cùng các cơ quan chức năng có liên quan trình Chính phủ và các Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành và thể chế nhiều văn bản chính sách về Nông nghiệp, Nông thôn, Nông dân. Đặc biệt là Nghị định số 52/2018/NĐ - CP ngày 12/4/2018 quy định về chính sách phát triển các ngành nghề phát triển nông thôn.

    Bên cạnh đó, Hội cũng đã tích cực đổi mới công tác thông tin tuyên truyền chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước nói chung và lĩnh vực Nông nghiệp, Nông thôn và Nông dân nói riêng. Từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin qua các kênh thông tin của Hội cũng như tăng cường liê kết với các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông của Trung ương và Hà Nội.

    Trong thời gian vừa qua, Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam đã không ngừng đổi mới nội dung và hình thức nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc. Tạp chí đã được Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước công nhận và tính điểm. Tạp chí cũng đã bước đầu chủ động liên kết với nhiều cơ quan thông tấn báo chí khác để tổ chức các chuyên đề truyền thông cũng như tổ chức các sự kiện chuyên ngành gây được những hiệu ứng xã hội rất tích cực.

    Với tất cả những sự nỗ lực nêu trên trong những năm qua và sự cố gắng không mệt mỏi của toàn thể cán bộ, hội viên, các tổ chức thành viên, giới khoa học, nghệ nhân, doanh nhân, chủ nhà vườn và những người hoạt động trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam...Hội đã có nhiều hoạt động và việc làm thiết thực, hiệu quả góp phần cùng Chính phủ, Bộ NN&PTNT và các bộ ngành có liên quan đưa những mục tiêu, định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển Nông nghiệp, Nông thôn, Nông dân trong tình hình mới đạt được những kết quả đáng khích lệ.

    Xuân Nguyên/Sức Khỏe 365

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hoi-khoa-hoc-ptnt-viet-nam-vung-buoc-cung-nong-nghiep-nong-thon-va-nong-dan-tren-da-doi-moi-a279364.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.