+Aa-
    Zalo

    Học Y sĩ định hướng Y học cổ truyền có thể làm việc gì?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nói đến Y học cổ truyền Việt Nam thì phải nhắc đến cố GS Tôn Thất Tùng, người được Y học thế giới biết đến thông qua các công trình nghiên cứu về YHCT Việt Nam.

    Nói đến Y học cổ truyền Việt Nam thì phải nhắc đến cố GS Tôn Thất Tùng, người được Y học thế giới biết đến thông qua các công trình nghiên cứu về YHCT Việt Nam.
    Di sản vô giá của GS Tôn Thất Tùng chính là tư duy học tập, sáng tạo trên nền tảng thực tế, lấy thực nghiệm làm thước đo cho lý luận. Đây chính là di sản quý báu nhất mà cố GS. Tôn Thất Tùng để lại cho công tác đào tạo ngành Y học cổ truyền của Trường Trung cấp Y khoa Pasteur.
    Học Trung cấp Y học cổ truyền ở đâu tốt?
    Y sĩ Y học cổ truyền ngoài việc học các kiến thức y học hiện đại, như bệnh học đại cương, Trường Trung cấp Y khoa Pasteur đào tạo chuyên sâu về kiến thức Y học cổ truyền, cung cấp cho người học các kiến thức ngành Dược học cổ truyền, Dược lâm sàng, Chế biến dược liệu, Bào chế các dạng thuốc Đông Dược từ Thực vật dược; Dưỡng sinh (kỹ thuật vật lý trị liệu, Phương pháp thực dưỡng); Châm cứu (Điện châm, Đầu châm, Châm tê, Thủy châm); Bệnh học (Bệnh học kết hợp nội khoa, Bệnh học kết hợp Ngoại, Nhi, Nhiễm, Phụ sản và Điều trị bằng phương thức dùng thuốc Y học cổ truyền…).
    Mục tiêu đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền Trường trung cấp Y khoa Pasteur
    Đào tạo Y sỹ có kiến thức chuyên sâu về Y học cổ truyền để làm nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân chủ yếu bằng thuốc nam, thuốc bắc, châm cứu xoa bóp bấm huyệt và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc tại cộng đồng và có cơ hội học liên thông Bác sĩ Y học cổ truyền để nâng cao trình độ.
    Y sĩ Y học cổ truyền Trường trung cấp Y khoa Pasteur có khả năng làm việc gì khi tốt nghiệp?
    1. Khám và chữa một số bệnh thông thường bằng Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại.
    2. Áp dụng Y học cổ truyền, đặc biệt là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
    3. Vận dụng lý luận Học thuyết âm dương, ngũ hành để chẩn đoán và điều trị các bệnh thông thường bằng Y học cổ truyền.
    4. Thừa kế các phương pháp, kinh nghiệm, bài thuốc chữa bệnh bằng Y học cổ truyền dân gian.
    5. Hướng dẫn nhân dân trồng, nuôi, khai thác, chế biến, bào chế và sử dụng các cây, con làm thuốc Y học cổ truyền thông thường an toàn, hợp lý.
    6. Hướng dẫn nhân dân thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng bằng Y học cổ truyền.
    7. Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá công tác Y học cổ truyền tại địa phương.
    8. Tham gia công tác hành chính, quản lý và bảo quản thuốc, dụng cụ, trang thiết bị Y tế của Trạm Y tế, trong khoa/phòng bệnh viện.
    9. Thực hiện các nhiệm vụ của một người trung cấp Y sĩ YHCT.
    10. Tự trau dồi kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để thích ứng với nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Hợp tác và hỗ trợ về chuyên môn với các đồng nghiệp và nhân viên y tế ở cộng đồng.
    11 . Thực hiện nghiêm Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân và những quy định về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Y tế.
    Địa chỉ học Y sĩ Y học cổ truyền:
    Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Hà Nội: Phòng 115 – Nhà N1 – số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội (gần Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259
    Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hoc-y-si-dinh-huong-y-hoc-co-truyen-co-the-lam-viec-gi-a93428.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Ngành Y - Áo gấm đi đêm

    Ngành Y - Áo gấm đi đêm

    Tôi là một bác sỹ đã có gần mười năm tuổi nghề, và như vậy, tôi đã chứng kiến nhiều sự thay đổi trong ngành Y tế Việt Nam qua các đời Bộ trưởng. Hôm nay tôi viết vài dòng để bảo vệ một người đồng nghiệp của chúng tôi, đó là Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến.