(ĐSPL) - Bị bảo vệ phát hiện trốn trại, hai học viên đã kẹp cổ, dùng mảnh kính tấn công bảo vệ nhưng rất may người của trung tâm đã kịp thời giải cứu.
Ngày 13/11, Công an quận Bình Thạnh (TPHCM) đã tạm giữ hình sự hai nghi can Nguyễn Minh Quân (21 tuổi, quê Tây Ninh) và Bùi Tường Linh (44 tuổi, quê Bà Rịa - Vũng Tàu) để điều tra, xử lý về hành vi “Cố ý gây thương tích” - tin tức đăng tải trên báo Tiền Phong.
Học viên cai nghiện tại Thanh Đa được giám sát qua hệ thống camera - Ảnh: báo Vnexpress |
Theo báo Vnexpress, chiều 5 hôm trước Quân và Linh cùng một số học viên dùng thanh sắt đập vỡ cửa kính phòng A2 ở Trung tâm cai nghiện Thanh Đa, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh, nhưng không thể chui ra ngoài.
Đến đêm, khi mọi người ngủ say, Quân và Linh bẻ camera trong phòng để tiếp tục tìm đường trốn ra ngoài.
Phát hiện dấu hiệu bất thường, ông Vương (44 tuổi, bảo vệ) đến kiểm tra liền bị Quân siết cổ, vật xuống nền nhà để Linh dùng mảnh kính vỡ cứa cổ.
Nghe tiếng tri hô, lực lượng bảo vệ của trung tâm chạy đến hỗ trợ, bắt Quân và Linh giao công an.
Trước đó, liên tiếp xảy ra những vụ hàng trăm học viên cai nghiện ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai phá trại trốn ra ngoài. Công an địa phương đã khởi tố gần 30 người cầm đầu kích động về hành vi Gây rối trật tự công cộng.
Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏa người khác: 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: A) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; B) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; C) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; D) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; Đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; E) Có tổ chức; G) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; H) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; I) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; K) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. 4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được dịch từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo. |
HẠNH VŨ (Tổng hợp)
Xem thêm video tại đây:
[mecloud]ZMZVhc7kF7[/mecloud]