+Aa-
    Zalo

    Hoa hậu Việt và câu chuyện đẫm nước mắt khi chân ướt chân ráo tới xứ cờ hoa

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Đằng sau ánh hào quang vương miện, Diễm Trần cũng đã từng nếm trải không ít khổ cực khi lần đầu đặt chân đến nước Mỹ để theo đuổi ước mơ của mình.

    (ĐSPL) – Đằng sau ánh hào quang vương miện, Diễm Trần cũng đã từng nếm trải không ít khổ cực khi lần đầu đặt chân đến nước Mỹ để theo đuổi ước mơ của mình.

    Bị mắng, chửi, đuổi khỏi phòng trọ ngay trong đêm vì không đủ tiền nộp

    Hoa hậu Diễm Trần sang Mỹ năm 17 tuổi, lúc đó có lẽ cô cũng chưa từng nghĩ tới một ngày sẽ miệt mài với hành trình đi tìm vương miện cho mình.

    Một thiếu nữ xa gia đình, quê hương, vừa phải vật lộn với việc kiếm sống, vừa phải cố gắng hòa nhập với văn hóa bản địa, Diễm Trần đã phải mất một năm trời để có thể giao tiếp được trôi chảy với những người xung quanh.

    “Diễm có được may mắn là ngay khi sang Mỹ đã được đi học luôn, và môi trường học đường ở bên đó mặc dù không phải quá lý tưởng nhưng ít ra cũng không quá xô bồ, lộn xộn. Diễm học tiếng Anh cũng nhanh nên gần 1 năm là giao tiếp trôi chảy với người bản xứ rồi.

    Nhưng người Mỹ vốn rất độc lập, lối sống “thân ai nấy lo” của họ ban đầu đã khiến Diễm cảm thấy vô cùng đơn độc và không biết bấu víu vào ai ở nơi đất khách quê người này.

    Những ngày đầu lên lớp nhưng phần lớn nghe không hiểu thầy giáo giảng cái gì, thầy hỏi gì cũng ấp úng không trả lời được, Diễm bị các bạn xung quanh cười đùa. Lúc ấy Diễm vừa xấu hổ mà vừa tức, hứa với bản thân mình phải chăm chỉ học tiếng Anh và học thật nhanh, thật giỏi để cho những người bạn đó… biết mặt.”

    Hoa hậu Việt Nam Thế giới 2016 Diễm Trần.

    Không những vậy, những ngày đầu mới qua Mỹ là chuỗi ngày khá đen tối với Diễm Trần khi bị bạn bè kỳ thị, thậm chí là cả những người đồng hương Việt Nam cũng xa lánh cô vì giọng nói và cách ăn mặc… quê quá.

    “Điều buồn nhất không phải là bạn bè nước ngoài xa lánh mà chính là bị những người đồng hương của mình xa lánh. Nhưng cũng chẳng trách họ được, vì họ sang Mỹ sinh sống từ lúc bé xíu, có người thì sinh ở Mỹ luôn nên họ cũng bị Tây hóa hết rồi, không có đặc Việt Nam như mình. Chẳng ai chơi với mình, nói chuyện với mình hết. Người ta chỉ nhìn mình cười và chỉ trỏ thôi.

    Lúc đó thực sự là rất sốc và cảm thấy cô độc, muốn bỏ về Việt Nam luôn vì trước giờ sống với gia đình, làng xóm, đi học có thầy cô bạn bè quen rồi. Giờ sang đây chẳng ai biết ai, thèm nói tiếng Việt lắm mà nhiều khi cũng không có ai để nói cùng nên buồn lắm. Nhưng dần dần, cuộc sống tự lập ấy đã giúp Diễm trở nên mạnh mẽ hơn. Giờ đi đâu làm gì Diễm cũng có thể tự lo được hết mà chẳng cần ai giúp sức. Nhiều lần về Việt Nam, mọi người thấy Diễm đi ăn một mình, đi xem phim, đi shopping một mình thì tỏ ra ngạc nhiên lắm. Nhưng với Diễm thì chuyện đó đã trở nên quá bình thường rồi.”

    Sau khoảng 1 năm học xong tiếng Anh và đã dần tạo được mối quan hệ tốt với những người bạn ở trường, ngoài những giờ học trên lớp, Diễm Trần xin làm thêm công việc chạy bàn ở quán ăn, quán café để có đồng ra đồng vào trang trải cuộc sống hàng ngày.


    “Bao nhiêu năm ngồi trên ghế nhà trường ở đất Mỹ thì bấy nhiêu năm Diễm đi làm thêm. Từ công việc chạy bàn cho tới nhân viên văn phòng, chẳng có gì Diễm không làm qua. Miễn sao công việc ấy là công việc đàng hoàng và mang lại cho mình thu nhập. Với lại, nhiều hôm bị chủ nhà mắng xối xả vì nộp tiền nhà trễ, có lần phải dọn đi ngay trong đêm vì nợ tiền nhà quá hạn. Đã từng hoảng sợ vô cùng khi đi làm ca đêm về muộn qua những khu ổ chuột, hay co rúm người sợ hãi khi gặp một đám thanh niên Mỹ trêu chọc…Nhưng mình cứ phải gạt đi nước mắt và cố gắng, cố gắng và cố gắng thôi.

    Có những hôm chân và lưng mỏi nhừ vì chạy đi chạy lại nguyên một buổi, cũng có khi phải đền bù cả nửa tháng lương vì trượt tay làm rơi vỡ đồ. Cuộc sống du học sinh tự túc tại nước ngoài vất vả thế nào chắc các bạn cũng hiểu. Ở nước Mỹ, bạn chỉ cần dừng lại một phút là đã tụt về phía sau xa lắm rồi, Diễm không còn cách nào khác ngoài tiếp tục và không ngừng cố gắng”, Diễm Trần kể.

    Cảm ơn những giọt nước mắt

    [poll3]476[/poll3]

    Tất cả những giọt nước mắt, những hoang mang khổ sở khi đó bây giờ đều trở thành đáng giá. Diễm phải cảm ơn khoảng thời gian khó khăn đó, cảm ơn những giọt nước mắt đã rơi xuống trong quá khứ để mình có được hiện tại tốt đẹp. Nước Mỹ thực sự đã dạy cho Diễm rất nhiều điều”.


    Xa gia đình, quê hương gần chục năm, Hoa hậu Diễm Trần về nước lần này với mong muốn sẽ ổn định cuộc sống và xây dựng sự nghiệp.

    “Quê cha đất mẹ chưa bao giờ Diễm dám quên. Nhưng gần chục năm xa xứ khiến Việt Nam bây giờ trở thành cái gì đó vừa thân thuộc lại vừa lạ lẫm đối với Diễm. Lần trở về này Diễm thấy Việt Nam mới mẻ và đầy tiềm năng, Diễm muốn được khám phá, muốn được hiểu hơn và muốn xây dựng một cuộc sống lâu dài tại đây!”

    Cô cũng tiết lộ, sắp tới mình sẽ bắt tay vào triển khai công việc kinh doanh tại quê nhà. Bên cạnh đó là tham gia vào các hoạt động nghệ thuật trong showbiz Việt như: trình diễn thời trang, làm MC – sở trưởng của Diễm Trần tại Mỹ, hoặc cũng có thể thử sức với nghệ thuật thứ bảy – điều cô luôn yêu thích và mong muốn được thực hiện.

    Diễm Trần cho biết, cô muốn hướng đến hình tượng một người đẹp đa năng trong showbiz, đồng thời là một nữ doanh nhân thành đạt, có được nền tảng kinh tế vững chắc cho mình.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hoa-hau-viet-va-cau-chuyen-dam-nuoc-mat-khi-chan-uot-chan-rao-toi-xu-co-hoa-a176763.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan