+Aa-
    Zalo

    Hoá giải quan niệm ngày "thần sát" và góc nhìn khoa học

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Nhiều tai nạn thảm khốc cùng xảy ra vào ngày 16/12 (tức 25/10 âm Lịch) vừa qua đang tạo ra luồng ý kiến cho rằng, vì đây là ngày "rất xấu" nên tai họa mới dồn dập xảy đến.

    (ĐSPL) - Nhiều tai nạn thảm khốc cùng xảy ra vào ngày 16/12 (tức 25/10 âm Lịch) vừa qua đang tạo ra luồng ý kiến cho rằng, vì đây là ngày "rất xấu" nên tai họa mới dồn dập xảy đến.

    Xung quanh vấn đề này, PV báo Đời sống và Pháp luật đã có cuộc trao đổi với chuyên gia phong thủy Nguyễn Tuấn Kiệt (Công ty cổ phần Phong thủy Việt Nam) để làm rõ những vấn đề nêu trên.

    Chuyên gia Nguyễn Tuấn Kiệt: Tai nạn xảy ra không phải do ngày tốt, xấu.

    Đừng đổ lỗi cho "ngày xấu"

    Những ngày qua, có không ít ý kiến cho rằng, những tai nạn thảm khốc dồn dập xảy ra vào ngày 16/12 mới đây là do ngày này theo quan niệm dân gian là ngày xấu. Ông nhận định thế nào về vấn đề này?

    Tính theo thuật số thì ngày 16/12 (tức ngày 25/10 âm Lịch) không phải là ngày tốt vì có nhiều "thần sát" ở trong ngày đó. Tuy nhiên, chúng ta cần phải làm rõ hai vấn đề ở đây. Thứ nhất là "ngày xấu" có phải nguyên nhân khiến cho nhiều tai nạn thảm khốc xảy ra hay không? Thứ hai là con người ứng phó ra sao với những "ngày xấu" đó?

    Theo tôi, chúng ta không nên đổ lỗi và lo sợ vì "ngày xấu" mà xảy ra nhiều tai nạn như vậy. Bởi vì khi những tai nạn lớn xảy ra thường nó bị ảnh hưởng bởi những yếu tố vĩ mô hơn. Ngày tốt xấu chỉ là một phần của thiên thời, nên nó không có khả năng chi phối những tai họa như vậy.

    Thứ nữa là con người thường tránh làm những việc đại sự như khởi công, giá thú, khai trương... vào những "ngày xấu" vì họ muốn chuyện đại sự đó phải thật hoàn hảo về mọi yếu tố chứ không phải cứ làm vào ngày đó là gặp tai họa. Vì thế, nhận định ở trên rất phiến diện và không có cơ sở khoa học. Ngày tốt xấu chỉ là một yếu tố nhỏ góp phần làm tăng thêm hoặc giảm đi một chút vấn đề như rủi ro, không may mắn mà thôi.

    Như ông nói thì những tai họa xảy ra do những yếu tố vĩ mô hơn là chuyện ngày tốt, xấu. ông có thể làm rõ hơn luận điểm này?

    Theo tôi nguyên nhân quan trọng nhất là do vận khí trong phong thủy gây ra (tất nhiên nếu ta muốn giải thích những tai họa này dưới góc độ phong thủy).

    Theo thuyết vận khí trong phong thủy thì năm nay có sao Tứ Lục (là một hung tinh rất xấu - PV) nhập vào Trung Cung (một cung trong phong thủy - PV) nên sinh ra rất nhiều bất ổn. Và hung tinh rất xấu này chiếu vào phương Tây Bắc (thuộc cung Càn) cho nên những nước ở khu vực Tây Bắc, khu vực Tây Bắc, khu vực đồi núi và liên quan tới mỏ, khoáng sản... thường bị tai họa.

    Khoa học phong thủy dựa trên những tính toán để tính được những hung tinh chiếu từng năm cụ thể. Từ đó, người ta có thể đưa ra những dự đoán nhất định liên quan tới vùng hoặc ngành nghề nào đó sẽ bị ảnh hưởng bởi hung tinh. Những điều này thuộc về yếu tố vĩ mô chứ không phải do ngày xấu, tốt mà sinh ra những tai họa như vậy.

    Tai họa xảy ra do tổng hòa nhiều yếu tố

    Từ đầu năm tới nay, không chỉ Việt Nam mà ở trên thế giới, nhiều tại họa cùng xảy ra trong một ngày. Chúng ta có thể lý giải nó bằng quan điểm này không, thưa ông?

    Nhiều tai họa liên tiếp xảy ra cùng thời điểm với tần suất dày như vậy, theo tôi có thể giải thích bằng quan điểm này. Vạn vật trên Trái đất đều chịu chung những quy luật của tự nhiên. Phương Đông hay phương Tây đều như vậy cả. Vì thế mọi sự không thoát ra ngoài sát tinh, lưu niên của từng năm cụ thể. Tất nhiên những tính toán của phong thủy cũng chỉ là những tính toán dựa trên yếu tố thiên thời, địa lợi và chỉ mang tính tham khảo. Cố ép buộc mình vào những tính toán đó đều sai lầm. Tất nhiên chúng ta còn phải lưu ý tới yếu tố con người nữa. Tôi lấy ví dụ như nếu phương vị tại một vùng nào đó xấu nhưng con người lại tốt đẹp, làm được nhiều việc phúc đức thì ảnh hưởng của tính xấu đó sẽ giảm đi. Chuyện ngày tốt, xấu chỉ là một yếu tố nhỏ và áp dụng cho những việc nhỏ mà thôi.

    Vậy nếu nhìn dưới góc độ duy vật thì yếu tố con người có vai trò thế nào tới những tai nạn này?

    Theo tôi chúng ta phải xét tới ba yếu tố. Thứ nhất là thiên thời. Bởi ở tại những thời điểm đấy, tại phương vị đấy nó có nhiều khí xấu, có nhiều hiện tượng thời tiết xấu, có nhiều khí vũ trụ xấu... chiếu vào thì đương nhiên con người là một nhân tố trong đó chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Yếu tố thứ hai là yếu tố địa lợi, tức là tại thời điểm ấy, đường sá, đồi núi hay địa chất có những biến động không bình thường (như động đất chẳng hạn) thì con người làm sao mà tránh được tai họa. Theo tôi đây là hai yếu tố cực kỳ quan trọng tác động trực tiếp và gây ra tai họa. Con người là nhân tố thứ ba và bị tác động bởi rất nhiều vấn đề khác nhau. Do đó, không thể đổ lỗi hoàn toàn cho con người. Mặc dù con người là đối tượng trực tiếp gây ra và cũng là đối tượng trực tiếp nhận lấy những hậu quả một khi tai họa xảy ra. Thực tế là rất nhiều tai nạn xảy ra bất ngờ mà con người không thể lường trước được.

    Nói như vậy, một tại nạn xảy ra là do tổng hợp của ba yếu tố trên, thưa ông?

    Nói một cách khoa học thì tất cả những tai nạn, rủi ro xảy ra là do nhiều yếu tố, trong đó ba nguyên nhân quan trọng nhất là thiên thời, địa lợi, con người. Khi cả ba biến số này cùng xấu và cùng tụ lại một thời điểm thì sự cố sẽ xảy ra. Nếu thiếu một trong ba yếu tố này thì có lẽ những rủi ro vẫn xảy ra nhưng tính chất và hậu quả của nó cũng không đến mức thảm khốc như chúng ta đã thấy.

    Xin cảm ơn ông!

    Link bài gốc Lấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hoa-giai-quan-niem-ngay-than-sat-va-goc-nhin-khoa-hoc-a75212.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan