+Aa-
    Zalo

    Hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Hồ sơ, trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh để thành lập doanh nghiệp tư nhân được quy định như thế nào?

    (ĐSPL) - Hồ sơ, trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh để thành lập doanh nghiệp tư nhân được quy định như thế nào?
    Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân bao gồm (Quy định tại Điều 19 Nghị định số 43/2010/NĐ­CP):
    1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
    2. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân.
    3. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
    4. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với doanh nghiệp tư nhân kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
    Lưu ý: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I­1 Thông tư số 01/2013/TT­BKHĐT.

    Hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân - Ảnh minh họa

    Nộp và hoàn thiện hồ sơ (Quy định tại Điều 25 Nghị số 43/2010/NĐ­CP và Phụ lục "Biểu mức thu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp" tại Thông tư số 176/2013/TT­BKHĐT)
    Cách thức thực hiện:
    Doanh nghiệp thực hiện theo một trong các cách sau:
    ­ Đăng ký trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
    ­ Đăng ký trực tuyến trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (Xem Tài liệu hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử).
    Trình tự thực hiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp)
    Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.
    Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tới cơ quan đăng ký doanh nghiệp
    Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ theo quy định tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
    Doanh nghiệp nộp lệ phí Đăng ký doanh nghiệp là 200.000 đồng.
    Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra hồ sơ đủ giấy tờ theo quy định, tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp.
    Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh có thông báo bằng văn bản nêu rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
    Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.
    Nhận kết quả (Quy định tại điều 25 Nghị định số 43/2010/NĐ­CP, và Điều 31 Thông tư số 01/2013/TTBKHĐT)
    Đối với hồ sơ chưa hợp lệ cần bổ sung, doanh nghiệp thực hiện theo các bước như sau:
    ­ Doanh nghiệp nhận Thông báo bổ sung hồ sơ.
    ­ Doanh nghiệp điều chỉnh lại hồ sơ theo nội dung hướng dẫn trong thông báo bổ sung và nộp lại hồ sơ theo quy trình nộp và hoàn thiện hồ sơ trên.
    Đối với hồ sơ hợp lệ, được chấp thuận:
    ­ Nếu doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng bản giấy tại phòng Đăng ký kinh doanh: Tới ngày hẹn trả kết quả, doanh nghiệp nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
    ­ Nếu doanh nghiệp nộp hồ đăng ký kinh doanh qua mạng sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh: đến ngày hẹn trả kết quả, doanh nghiệp mang một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh và nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
    Lưu ý: Với trường hợp đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh, nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.
    Sau khi đăng ký kinh doanh (Quy định tại Điều 9, Điều 28 Luật Doanh nghiệp)
    Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, để có thể chính thức hoạt động, doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục sau:
    1. Sau khi có mã số doanh nghiệp (đồng thời là mã số thuế), doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục về thuế tại Cơ quan Thuế để kê khai, nộp thuế theo thông báo của Cục thuế tỉnh/thành phố (thủ tục tạo và phát hành hóa đơn; thủ tục mua, cấp hóa đơn; thủ tục kê khai nộp thuế,…).
    2. Doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện thủ tục khắc dấu cần liên hệ với cơ quan liên quan và cơ quan công an để thực hiện thủ tục khắc dấu, đăng ký mẫu dấu theo quy định tại Nghị định số 58/2001/NĐ­CP.
    3. Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện: sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp liên hệ cơ quan quản lý chuyên ngành để được hướng dẫn.
    4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thành lập hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo quy định tại Điều 28 Luật doanh nghiệp, Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 05/2013/NĐ­CP và trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
    Nghĩa vụ của doanh nghiệp:
    ­ Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
    ­ Trường hợp phát hiện nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác so với nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp gửi thông báo yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh hiệu đính cho phù hợp. Việc tự ý thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
    ­ Treo biển tại trụ sở của doanh nghiệp.
    ­ Khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, người thành lập doanh nghiệp phải đến cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện đăng ký thay đổi kịp thời và chính xác trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định thay đổi.
    ­ Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.
    ­ Đăng kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
    ­ Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.
    ­ Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.
    ­ Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
    ­ Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh.
    ­ Nộp Báo cáo tài chính cho cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, cơ quan thống kê trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kết toán năm.
    ­ Doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu của doanh nghiệp tại trụ sở chính của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 12 Luật Doanh nghiệp.
    Luật Gia: VŨ NGỌC BẰNG
    “Lá chắn” bảo đảm an toàn pháp lý cho công dân và doanh nghiệp
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ho-so-thu-tuc-dang-ky-thanh-lap-doanh-nghiep-tu-nhan-a95233.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.