+Aa-
    Zalo

    Hổ nhảy lên thuyền vồ người, kéo xác vào đầm lầy

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Một người đàn ông Ấn Độ đang bắt cua trong khu bảo tồn động vật Sundarbans tại bang Tây Bengal thì bị hổ nhảy lên thuyền vồ chết, sau đó kéo xác vào đầm lầy.

    Một người đàn ông Ấn Độ đang bắt cua trong khu bảo tồn động vật Sundarbans tại bang Tây Bengal thì bị hổ nhảy lên thuyền vồ chết, sau đó kéo xác vào đầm lầy.

    Thảm kịch xảy ra hôm 26/6 khi ông Sushil Majhi cùng 2 người con – một trai và một gái - chèo thuyền vào khu vực cấm nơi bảo tồn loài hổ tại bang Tây Bengal. Con trai của ông Majhi, Jyotish Majhi, kể lại với các tờ báo địa phương rằng một con hổ nhảy lên thuyền cắn vào cổ cha cậu, sau đó kéo thi thể ông vào vùng đầm lầy rồi biến mất.

    Jyotish và em gái sau một giây sửng sốt đã dùng gậy và dao tấn công con vật nhưng không kịp. Nhà chức trách địa phương cho biết họ đã huy động lực lượng tìm kiếm nhưng vẫn chưa phát hiện ra xác nạn nhân.

    Hổ nhảy lên thuyền vồ người, kéo xác vào đầm lầy
    Một người đàn ông Ấn Độ đã bị hổ Bengal vồ chết hôm 26-6. Ảnh: AP

    Tại khu bảo tồn Sundarbans – một trong những khu rừng ngập mặn lớn nhất thế giới, kéo dài từ Bangladesh thông qua khu vực phía Đông của Ấn Độ dọc theo Vịnh Bengal – mỗi năm ghi nhận gần 10 trường hợp người bị hổ Bengal giết chết.

    Các quan chức khu bảo tồn đã cho xây dựng hàng rào cao 8m để ngăn chặn người dân xâm nhập, đồng thời phòng tránh những con hổ sổng ra ngoài. Tuy nhiên, dân địa phương vẫn tìm cách phá hàng rào đột nhập vào khu bảo tồn để câu cá, lấy mật ong và đi dã ngoại.

    Kishor Mankar, phó Giám đốc khu bảo tồn Sundarbans, cho biết: “Nguyên nhân tất cả đều do con người phá hỏng hàng rào chứ không phải hổ làm việc này”. Nhân viên kiểm lâm tên Lipika Ray cũng tán thành nhận định của ông Mankar. “Chúng tôi đã cảnh báo người dân không đi vào khu vực cấm nhưng họ vẫn phớt lờ, dẫn đến những trường hợp đáng tiếc”.

    Ngoài ra, ông Mankar cho biết thêm giá cua ở Ấn Độ đã tăng đến 10 USD/kg nên người dân bất chấp nguy hiểm để vào bắt trộm. Thông thường, loài hổ hiếm khi rời khỏi môi trường sống của chúng ở khu bảo tồn. Nếu có, chúng cũng chỉ bắt dê ăn thịt mà hiếm khi tấn công người.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ho-nhay-len-thuyen-vo-nguoi-keo-xac-vao-dam-lay-a38743.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Kiếp giang hồ sướng hay khổ?

    Kiếp giang hồ sướng hay khổ?

    (ĐSPL) - Người anh "dân sự" hỏi tôi câu đó rất nhiều lần. Tôi biết được bao nhiêu về đời sống thực và những hoạt động ngầm của họ để trả lời là sướng hay khổ?