Tình hình chung
Thời điểm trước, trong dịp Tết Nguyên đán, tình trạng chế tạo, mua bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Mặc dù cơ quan chức năng đã thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền, cảnh báo và đấu tranh, xử lý nghiêm, tuy nhiên nhiều đối tượng vẫn cố tình vi phạm dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.
Theo thống kê, Theo thống kê của ngành chức năng, từ ngày 8/2 đến sáng 13/2, các cơ sở y tế trong cả nước đã tiếp nhận 321.219 lượt người bệnh đến khám, điều trị; tăng 30,2% so với cùng kỳ Tết Quý Mão 2023. Đáng chú ý, số ca bị tai nạn do pháo nổ, chất nổ tăng hơn 50% so với năm trước.
Theo báo cáo của Bộ Y tế cập nhật từ 63 tỉnh/thành phố, tính từ ngày 8 đến 12-2 (tức từ 29 tháng chạp năm Quý Mão đến mùng 3 Tết Giáp Thìn) đã có 507 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ các loại, nhiều hơn 134 ca so với cùng kỳ Tết Quý Mão 2023.
Tính riêng trong hai ngày mùng 2 và mùng 3 Tết, cả nước có 53 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ, nhiều hơn 4 ca so với cùng ngày Tết Quý Mão 2023, trong đó 29 ca phải nhập viện theo dõi và điều trị.
Có 1 trường hợp tử vong là nạn nhân 15 tuổi (ở Quảng Nam) nhập viện trong tình trạng đa tổn thương, chấn thương sọ não, chấn thương ngực - bụng, chấn thương nhãn cầu hai bên, bỏng toàn thân.
Dịp tết Nguyên Đán 2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 liên tục tiếp nhận các ca tai nạn do pháo nổ. Đặc biệt, riêng ngày mồng 1 Tết, Bệnh viện tiếp nhận 15 ca khám cấp cứu, trong đó, có 8 ca phải nhập viện để thực hiện các phẫu thuật.
Tại Bệnh viện Việt Đức, thống kê của bệnh viện cho thấy, từ 30 Tết đến sáng mùng 4 Tết Giáp Thìn, bệnh viện đã tiếp nhận 22 trường hợp bị tai nạn thương tích liên quan đến pháo nổ.
Chỉ riêng từ đêm 30 Tết đến rạng sáng mùng 1 Tết có đến 13 trường hợp cấp cứu do pháo nổ. Chủ yếu các bệnh nhân bị thương ở tay, có trường hợp phải cắt cụt ngón, cá biệt có trường hợp nặng phải cắt cụt tay.
Cụ thể, mùng 2 Tết, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân T.Đ.T.A. trong tình trạng nguy kịch. Sau khi sơ cứu ở tuyến dưới, cháu A. được chuyển đến Bệnh viện Việt Đức cấp cứu. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng giập nát toàn bộ cẳng tay phải, lộ cả xương. Điều đáng tiếc là dù các bác sĩ đã rất cố gắng nhưng Cháu A vẫn phải cắt bị cắt cụt 1/3 tay dưới, tay không còn chức năng cầm nắm..
Cũng gặp tai nạn do pháo nổ nhưng T.T.Đ. (13 tuổi, Nghệ An) chỉ mất ba ngón tay ở bàn tay phải nên vẫn còn khả năng cầm nắm dù khó khăn.
Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh Chiều mồng 5 Tết (ngày 14/2) tiếp nhận một bé gái 5 tuổi, ở huyện Bình Chánh trong tình trạng bàn tay trái bị giập nát, vùng bụng trái tổn thương mô mềm, vùng đùi phải bị bỏng. Các bác sĩ được người thân của bé cho biết, vào chiều mồng 3 Tết, sau khi nhà hàng xóm đốt pháo hoa, bé nhặt một viên pháo đại trên sân, không may pháo phát nổ làm bé bị thương. Mặc dù, người nhà nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện cấp cứu, tuy nhiên, do bàn tay trái bị giập nát, bác sĩ không thể khâu nối và phục hồi nên phải làm mỏm cụt băng bó kín, giữ bất động…
Theo các bác sĩ, tai nạn do pháo nổ thường gây ra những chấn thương nặng và rất nặng. Bệnh nhân chủ yếu là trẻ nhỏ, tổn thương ở bàn tay thuận. Nhiều bệnh nhân không thể điều trị bảo tồn do tổn thương quá nặng, phải cắt cụt ngón, thậm chí phải phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn bàn tay phải.
Điều này sẽ gây ảnh hưởng tâm lý, thể chất và đời sống sinh hoạt sau này. Vì vậy các bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không tự ý chế tạo thuốc nổ, pháo nổ, gây nguy hại cho bản thân và xã hội.
Tại Thanh Hóa
Tại Thanh Hóa, Ngày 15/2, thông tin từ Sở Y tế Thanh Hoá cho biết, trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, số ca bị tai nạn giao thông, tai nạn thương tích trong sinh hoạt, lao động nhập viện giảm nhưng lại gia tăng số ca nặng, nguy kịch phải nhập viện cấp cứu vì các bệnh lý nội khoa và do pháo nổ. Cụ thể, từ ngày 29 tháng Chạp đến hết mùng 5 tết, tai nạn do pháo nổ, pháo hoa là 13 trường hợp.
Trước đó, Công an tỉnh Thanh Hóa đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về pháo. Qua đó liên tiếp phát hiện, bắt nhiều đối tượng, thu giữ số lượng lớn tang vật liên quan. Chỉ tính từ ngày 1/11/2023 đến ngày 20/12/2023, Công an tỉnh Thanh Hóa đã bắt giữ 16 vụ, 18 đối tượng liên quan đến pháo, trong đó đã khởi tố 7 vụ; thu giữ 800 kg pháo các loại, 29 kg thuốc pháo và nhiều tang vật, phương tiện khác có liên quan.
Điển hình, ngày 29/11/2023, Công an huyện Nông Cống đã bắt giữ 3 đối tượng ở xã Tân Phúc, huyện Nông Cống về hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép vật liệu nổ và pháo. Khám xét khẩn cấp tại nơi ở củacác đối tượng, cơ quan Công an phát hiện một căn hầm bí mật khá kiên cố với chỉ một cửa đủ một người ra vào và sử dụng khóa điện tử có bảo mật để làm nơi sản xuất pháo. Tại căn hầm bí mật này, lực lượng Công an đã thu giữ 64,8kg các loại chất bột tạo màu cho pháo; 2,2kg thuốc nổ; 7kg ống pháo bằng giấy; 2 thiết bị làm hạt tạo màu cho pháo và làm dây cháy chậm cùng nhiều đồ vật, tài liệu khác có liên quan dùng cho việc sản xuất pháo...
Mới đây nhất, Công an TP Thanh Hóa đã liên tiếp bắt giữ 3 vụ buôn bán, sản xuất pháo nổ với quy mô lớn, liên tỉnh do nhiều đối tượng tham gia, thu giữ hàng tấn pháo nổ, thuốc pháo, bột thuốc pháo và các dụng cụ để sản xuất pháo. Cụ thể, ngày 04/12/2023, Công an TP Thanh Hoá đã đồng loạt bắt giữ 5 đối tượng trong đường dây buôn bán pháo nổ trên không gian mạng, Tang vật thu giữ gồm: 70 kg pháo nổ các loại và 20kg thuốc pháo. Theo lời khai của các đối tượng, chỉ tính từ tháng 10/2023 đến khi bị bắt, các đối tượng đã nhập lậu pháo từ Trung Quốc về Việt Nam và bán ra thị trường hơn 5 tấn pháo nổ các loại.
Tại thị xã Nghi Sơn, từ ngày28/12/2023 đến 05/01/2025, Công an thị xã Nghi Sơn đã liên tiếp bắt giữ 4 vụ, 7 đối tượng mua bán, tàng trữ trái phép các loại pháo; thu giữ gần 60kg pháo các loại...
Dù đã thực hiện nhiều biệ pháp nhằm ngăn chặn, kiểm soát tình trạng sử dụng pháo trái phép, nhưng theo quan sát của PV, trong dịp Tết Nguyên Đán 2024, nhất là đêm giao thừa vừa qua, tình trạng sử dụng pháo trái phép ở nhiều địa phương vẫn diễn, pháo nhập lậu vẫn diễn ra khá rầm rộ.
Từ những vụ việc và những vụ án liên qua đến pháo nổ cho thấy hiện nay hoạt động chế tạo, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo trái phép trên địa bàn tỉnh vẫn đang diễn biến khá phức tạp. Pháo với nhiều chủng loại được thẩm lậu vào tỉnh ta để tiêu thụ từ nhiều nguồn khác nhau (từ Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan...) và bằng nhiều phương thức. Thủ đoạn mua bán pháo rất tinh vi, các giao dịch chủ yếu trên không gian mạng; đối tượng thường có hoạt động chuẩn bị mua bán, vận chuyển từ rất sớm để cung cấp cho người sử dụng vào các dịp lễ, Tết. Bên cạnh đó còn xảy ra các trường hợp tự chế tạo pháo nổ trái phép tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp gây ảnh hưởng đế
Việc mua bán, chế tạo, sản xuất, tàng trữ, sử dụng nổ trái phép là hành vi vi phạm pháp luật, tiềm ẩn mối nguy hiểm khôn lường tới tính mạng, sức khỏe và tình hình an ninh, trật tự. Hậu quả các vụ nổ do pháo tự chế rất nghiêm trọng, nhẹ thì ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe; nặng thì không giữ được tay chân, thương tật, mất thị lực, tàn phế suốt đời. Đau lòng hơn là có nạn nhân tử vong khi đang ở lứa tuổi học sinh, để lại nỗi buồn đau không nguôi cho người thân. Vì thế, các cơ quan thi hành pháp luật cần kiên quyết, có biện pháp mạnh tay hơn trong việc xử lý tình trạng mua bán, tàng trữ, sản xuất, sử dụng pháo trái phép.
Lâm Ngọc (tổng hợp)