+Aa-
    Zalo

    Hiểm họa khôn lường từ các tinh trùng, trứng được hiến tặng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Ngày càng có nhiều trẻ em được sinh ra từ việc hiến tặng tinh trùng hay trứng. Tuy nhiên, việc làm này tiềm ẩn rất nhiều hiểm họa khôn lường.

    (ĐSPL) – Ngày càng có nhiều trẻ em được sinh ra từ việc hiến tặng tinh trùng hay trứng. Tuy nhiên, việc làm này tiềm ẩn rất nhiều hiểm họa khôn lường.

    Theo thông tin các báo đã đưa, hồi tháng 4/2015, dấy lên thông tin về một người đàn ông người Đan Mạch mắc bệnh rối loạn gen nhưng đã hiến tinh trùng ở nhiều trung tâm hỗ trợ sinh sản khắp thế giới. Kết quả là có tất cả 99 em bé được sinh ra từ tinh trùng hiến tặng của người đàn ông này đứng trước nguy cơ bị rối loạn gen.

    Câu chuyện này đã khiến dư luận côn xao và nảy sinh những nỗi lo lắng xung quanh việc lây bệnh lý ở những em bé sinh ra từ tinh trùng hiến tặng.

    Tuy nhiên, đây chỉ là một trong nhiều nguy cơ gây hại đến thai nhi được sinh ra từ tinh trùng hoặc trứng hiến.

    Chia sẻ trên báo Tuổi trẻ, ông Nguyễn Viết Tiến, thứ trưởng Bộ Y tế kiêm giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản quốc gia cho biết, tại Việt Nam, nhu cầu xin tinh trùng để sinh con đang rất lớn và mỗi năm các trung tâm hỗ trợ sinh sản khắp cả nước có thể cần tới hàng trăm mẫu tinh trùng hiến.

    Thứ trưởng Bộ Y tế kiêm giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản quốc gia Nguyễn Viết Tiến (giữa) thao tác trong một ca phẫu thuật - Ảnh: Tuổi trẻ.

    Nhưng nếu khẳng định 100\% trường hợp trẻ sinh ra từ tinh trùng hiến tặng đều hoàn toàn bình thường thì không một trung tâm nào trên thế giới có thể khẳng định được điều này.

    Dưới đây là những nguy cơ dễ gặp phải từ việc hiến tinh trùng hoặc trứng.

    Nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm

    Hiện nay hoạt động mua, bán tinh trùng, noãn vẫn đang diễn ra. Tuy nhiên, việc kiểm soát hoạt động này không hề dễ dàng do hai bên mua bán có những thỏa thuận ngầm.

    Theo bác sỹ Nguyễn Thị Song Hà chia sẻ trên báo Khám phá, về mặt pháp luật là cấm bán tinh trùng, noãn mà chỉ là cho, hiến, tặng. Ngân hàng tinh trùng chủ yếu cung cấp cho những người vô sinh, các cặp đồng tính, bệnh nhân ung thư trước khi xạ trị, phụ nữ đơn thân và những người có thể sẽ phải đi xa nhà trong giai đoạn rụng trứng của vợ…

    Khi đến hiến, người hiến sẽ được bệnh viện khám và làm xét nghiệm xem có khỏe mạnh hay không sau đó mới kiểm tra chất lượng tinh trùng. Những tinh trùng này sẽ được mã hóa và chọn ngẫu nhiên trong hàng ngàn mẫu và một người chỉ hiến được 1 lần duy nhất và đảm bảo giữ kín thông tin về cá nhân.

    Việc tự ý mua bán tinh trùng tràn lan và tự do rất nguy hại, bởi sẽ để lại nhiều hậu quả không tốt, không ai đảm bảo được là không mắc bệnh di truyền, bệnh truyền nhiễm và có trí tuệ tốt hay không…  Vì thế, đưa trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như HIV, giang mai, lậu.... cũng như có thể xảy ra tình trạng tranh chấp đứa bé này.

    Nguy cơ hôn nhân cận huyết

    Cũng theo BS Song Hà, bên cạnh nguy cơ việc nhiễm bệnh, việc hiên tặng, mua bán tinh trùn, trứng  không kiểm soát còn có thể dẫn đến hôn nhân cận huyết sau này. Và nếu người cho biết người nhận có thể gặp nhiều phiền phức trong mối quan hệ xã hội sau này.

    Cần quy định chặt chẽ về hoạt động hiến vật liệu sinh sản để tránh nguy cơ loạn luân - Ảnh: Reuters.

    Bởi lẽ, mua bán, một người có thể cho tinh trùng nhiều người sẽ dẫn tới nhiều đứa bé sinh ra có cùng cha. Nếu sau này những đứa bé đó lớn lên vô tình gặp nhau, kết hôn sẽ dẫn tới tình trạng hôn nhân cận huyết là rất cao, hay còn gọi là loạn luân.

    Vào tháng 3, một cuộc nghiên cứu kéo dài 40 năm về cha mẹ và con cái ở những hình thái gia đình mới của Giáo sư Golombok đã công bố trong cuốn sách có tựa đề “Các gia đình hiện đại” chỉ ra rằng nhiều trường hợp thụ thai nhờ trứng hoặc tinh trùng từ người hiến diễn ra trên cùng một khu vực, tạo cơ hội dễ dàng hơn cho những đứa trẻ này gặp nhau ở trường học hoặc trong cùng một thị trấn. Viễn cảnh đáng sợ là khi đến tuổi thành niên chúng có thể quan hệ tình dục với nhau mà không hay biết về sự tồn tại của anh/chị/em có chung nửa dòng máu.

    Tờ The Strait Times dẫn lời giới chuyên gia cảnh báo một sự thật đáng quan ngại gọi là hiện tượng hấp dẫn tình dục gien di truyền. Có nghĩa là sự hấp dẫn tình dục giữa những họ hàng gần gũi, chẳng hạn như anh chị em ruột hoặc chung nửa dòng máu khi chúng lần đầu tiên gặp nhau lúc trưởng thành. Nguy cơ này càng nghiêm trọng ở những nơi có mật độ dân số quá cao.

    Lời khuyên cho những cặp vợ chồng hiếm muộn

    Báo Khám phá cho biết, hiện nay cả nước có 15 trung tâm hỗ trợ sinh sản, nhiều đơn vị đã có ngân hàng lưu giữ tinh trùng, sử dụng cho các trường hợp chữa vô sinh do không có tinh trùng. Các chuyên gia khuyên:

    - Các cặp vợ chồng chữa vô sinh hiếm muộn nên đến những bệnh viện uy tín, được cấp phép và nhận nguồn tinh trùng rõ nguồn gốc, chất lượng đã được sàng lọc cẩn thận tại các nơi này, không nên vì mất nhiều thủ tục hành chính, mất thời gian mà mua bán bên ngoài, trên mạng sẽ có thể mang lại nhiều hậu quả không tốt cho chính bản thân và gia đình của mình.

    Ngoài ra, để tăng hiệu quả hay “sức mạnh” của tinh trùng, trứng thì các cặp vợ chồng nên nhớ:

    - Không hút thuốc, uống bia rượu, chú ý không ăn những loại thực phẩm có nguy cơ độc hại.

    - Chế độ ăn uống hợp lý: bổ sung vitamin và khoáng chất, ăn ngủ đúng giờ không nên thức khuya dậy sớm…

    - Tránh những yếu tố làm cho nhiệt độ ở tinh hoàn tăng cao, như lái xe thường xuyên, tắm nước quá nóng, mặc quần lót quá chật ôm sát cơ thể…

    - Điện thoại di động nên để xa túi quần, cũng như máy tính xách tay không nên để lên đùi…

    - Sống lành mạnh vui vẻ, tránh stress.

    PHƯƠNG NHI(Tổng hợp)

    Xem thêm video Người phụ nữ phá thai 18 lần để sinh được con trai

    [mecloud]MrF0Om0fjB[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hiem-hoa-khon-luong-tu-cac-tinh-trung-trung-duoc-hien-tang-a96676.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.