+Aa-
    Zalo

    Hệ lụy buồn từ án mạng “Ngày Tất niên”

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Kẻ mất mạng, người mang thương tích suốt đời, người phải vòng lao lý…là những hệ lụy buồn từ án mạng “Ngày Tất niên”.

    (ĐSPL) - Trong phút nóng giận không kiềm chế được bản thân dẫn đến xô xát làm kẻ mất mạng, người mang thương tích suốt đời, người phải vòng lao lý…là những hệ lụy buồn từ án mạng “Ngày Tất niên”.
    Án mạng bất ngờ...
    Trưa ngày 25/1/2014, tại nhà ông Trần Văn Biểu (trú thôn Tân giang, Sơn Giang, Sông Hinh, Phú Yên), Trần Văn Cường (SN 1989 – con trai ông Biểu) tổ chức bữa tiệc tất niên có mời một số hàng xóm thân cận đến chung vui, gồm Nguyễn Văn Tuấn (SN 1992), Phạm Văn Giang (SN 1986, anh - con mẹ nuôi Tuấn), Đoàn Vũ Thái Thông (1984), Đỗ Xuân Vũ cùng nhiều người khác.
    Trong bàn tiệc cuối năm, mọi người rôm rả nhìn lại những thành quả sau một năm làm ăn xuôi ngược và chúc nhau những lời tốt đẹp, chuẩn bị đón năm mới nhiều may mắn, thắng lợi. Tuy nhiên, đến khoảng 16 giờ cùng ngày thì giữa Thông và Tuấn xảy ra cãi nhau về chuyện nợ tiền chưa thanh toán. Lúc này, Tuấn trả cho Thông 450.000 đồng và nói “Từ nay không còn nợ nần gì nữa”, nghe Tuấn nói vậy nên Thông bảo Tuấn hỗn láo dẫn đến hai người lao vào định đánh nhau nhưng được Vũ cùng mọi người can ngăn.
    Tuy nhiên, Tuấn vẫn không dừng lại, tiếp tục đá, đánh vào trán Vũ chảy máu. Giang liền vào can và kéo Tuấn ra ngoài. Lúc này, Thông vào nhà ông Biểu lấy một con dao hùng hổ chạy đến tuyên bố sẽ chém chết Tuấn, tuy nhiên Tuấn bỏ chạy và tránh được.
    Hệ lụy buồn từ án mạng “Ngày Tất niên”
    Nguyễn Văn Tuấn trước phiên tòa xét xử.
    Đánh không được Tuấn, Thông chạy đến ôm Giang và vung dao chém 2 nhát vào đầu Giang gây trọng thương. Thấy Thông chém anh mình, Tuấn lấy viên gạch chạy đến đứng cách khoảng 3m ném trúng đầu Thông, thấy trên tay Thông còn cầm dao nên Tuấn tiếp tục cầm đá đến đánh vào đầu và dùng tay, chân đánh nhiều cái làm Thông ngã nhào xuống đất. Sau đó, Tuấn lấy dao mang ra chuồng heo nhà ông Biểu cất rồi đi về nhà.
    Phát hiện vụ việc, mọi người đưa Thông và Giang đi cấp cứu nhưng Thông chết trên đường do chấn thương sọ não. Ngay sau đó, lực lượng Công an đã có mặt khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và bắt khẩn cấp Nguyễn Văn Tuấn về hành vi giết người.
    Ngày 2/4/2014, VKSND tỉnh Phú Yên đã ra Bản cáo trạng số 05/VKS-P2 truy tố Nguyễn Văn Tuấn về tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” theo khoản 1 Điều 95 Bộ luật hình sự.
    Mới đây, TAND tỉnh Phú Yên đã đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, có nhiều người thân của bị cáo, bị hại đến dự đều tỏ ra đáng tiếc và không ngờ từ mâu thuẫn bột phát lại xảy ra hậu quả nặng để rồi phải dẫn nhau ra chốn pháp đình tranh luận. Tại phiên toà bị cáo Nguyễn Văn Tuấn khai nhận, vì thấy Thông dùng dao chém anh mình là Giang nên đã dùng gạch, đá đánh Thông, đến khi Thông ngã, lấy được dao trên tay thì dừng lại. Hành vi của Thông gây hậu quả là Giang bị thương tích 40\% vào đầu.

    ...và hệ những hệ lụy buồn

    Kết thúc phiên toà, HĐXX đã tuyên phạt Nguyễn Văn Tuấn 2 năm 9 tháng tù về tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”.
    Về phần dân sự, quá trình điều tra cũng như tại phiên toà, người đại diện hợp pháp của người bị hại yêu cầu bị cáo bồi thường các khoản thiệt hại theo quy định pháp luật. Xét yêu cầu của người đại diện hợp pháp người bị hại là chính đang phù hợp với Điều 42 Bộ luật hình sự và Điều 610 Bộ luật dân sự, nhưng bị cáo yêu cầu xem xét người bị hại có lỗi nên phải chịu một phần trách nhiệm dân sự, phù hợp với Điều 604 Bộ luật dân sự. Do đó, Hội đồng xét xử buộc bị cáo chịu 2/3, người bị hại chịu 1/3 tất cả tổn thất dân sự phát sinh (đại diện hợp pháp của người bị hại chịu thay); vì vậy buộc bị cáo phải bồi thường 61.780.000 đồng tiền mai táng phí và bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị hại Đoàn Vũ Thái Thông và buộc bị cáo phải cấp dưỡng nuôi 2 con bị hại (cùng sinh ngày 02/4/2012) mỗi cháu 400.000đ/tháng từ ngày 25/01/2014 đến khi phát sinh một trong các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng quy định tại Điều 61 Luật Hôn nhân và gia đình, do chị Nguyễn Thị Thu Tài (vợ bị hại) đại diện nhận.
    Vụ án đã khép lại, mọi hành vi vi phạm đã được pháp luật phán xét nhưng hậu quả nặng nề mất mát đau thương và gánh nặng kinh tế làm cho các gia đình. Anh Thông mất đi, chị Tài một mình phải nuôi hai cháu nhỏ mới lên 2 tuổi với nghề nông bấp bênh được mất tại trời; còn anh Giang, với vết thương tích sâu hỏm trên đỉnh đầu, sau điều trị dài ngày mới qua khỏi “cửa tử thần”, giờ kinh tế gia đình anh cũng đã cạn kiệt, chưa có tiền để ghép xương đầu lành lặn; đối với Nguyễn Văn Tuấn đang ăn bám cha mẹ, giờ phải ngồi tù và khoản trách nhiệm dân sự quá lớn đối với gia đình làm nông nghiệp nhưng giờ hối hận cũng đã muộn màng. Người xưa có câu “Một điều nhịn, chín điều lành”, vụ án cũng là bài học cho mọi người trong cách xử sự để cuộc sống chúng ta luôn bình an, hạnh phúc.
    Xem thêm Clip: Bầu Kiên nêu những yêu cầu trước Hội đồng xét xử
     
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/he-luy-buon-tu-an-mang-ngay-tat-nien-a33631.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Kẻ rơi vào vòng lao lý vì tội... “cắm sừng vợ”!

    Kẻ rơi vào vòng lao lý vì tội... “cắm sừng vợ”!

    (ĐSPL) - Câu chuyện “cắm sừng vợ” dẫn đến tan cửa nát nhà những tưởng chỉ là lẽ thường trong xã hội. Nhưng ít ai biết rằng, không ít đấng ông chồng phải “dính” vòng lao lý vì tội... Vi phạm chế độ một vợ một chồng.rn