+Aa-
    Zalo

    Hé lộ vũ khí có khả năng "khắc chế" tên lửa "không thể đánh chặn" đời mới của Nga

    (ĐS&PL) - Giới chuyên gia cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD do Mỹ sản xuất có thể coi là đối trọng duy nhất với tên lửa đạn đạo siêu vượt âm Oreshnik của Nga.

    Theo National Interest, mối đe dọa vũ khí siêu thanh của Nga là một thách thức thực sự đối với Mỹ và các đồng minh NATO của nước này. Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, hiện tại không hệ thống phòng thủ nào có thể đánh chặn lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung Oreshnik đời mới của nước này và thế giới cũng chưa có vũ khí nào tương tự.

    Tuy nhiên, các chuyên gia phương Tây cho rằng hệ thống tên lửa phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) do Mỹ chế tạo có thể coi là khắc tinh duy nhất với tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung Oreshnik của Nga.

    Hệ thống tên lửa phòng thủ THAAD do Mỹ sản xuất. Ảnh: Getty Images

    Hệ thống tên lửa phòng thủ THAAD do Mỹ sản xuất. Ảnh: Getty Images

    Theo  Teal Group, THAAD là "hệ thống di động được thiết kế để phòng thủ viễn chinh chống lại các tên lửa tương tự như Oreshnik của Nga". Ban đầu, THAAD được thiết kế vào những năm 1980 để ngăn chặn các loạt tên lửa của Liên Xô ở tầng khí quyển trên và được coi là giải pháp an toàn cho Mỹ và NATO.

    Một trong những yếu tố quan trọng nhất của THAAD là hệ thống radar đi kèm với hệ thống tên lửa. Trong các hoạt động chiến đấu hoặc phòng không, THAAD thường sẽ sẽ được sử dụng kết hợp với các hệ thống phòng thủ tầm ngắn hơn, chẳng hạn như hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot .

    Mỗi khẩu đội THAAD bao gồm 6 bệ phóng gắn trên xe tải, mỗi bệ có 8 tên lửa đánh chặn, 1 hệ thống radar tiên tiến, thiết bị kiểm soát hỏa lực và thông tin liên lạc đồng thời cần ít nhất 95 binh sĩ vận hành. Hệ thống này có thể đánh chặn tên lửa cách xa hơn 200km và không chỉ ở tầng khí quyển trên, mà trong những trường hợp hiếm hoi, còn có thể đánh chặn cả bên ngoài khí quyển.

    Tất nhiên, Mỹ và các đồng minh chỉ có một số ít các hệ thống quan trọng này và, vì nhiều cam kết quốc phòng của Mỹ và cơ sở công nghiệp quốc phòng phước tạp, nên có rất ít khả năng THAAD sẽ được thử nghiệm chống lại vũ khí siêu thanh sắp tới của Nga.

    Cụ thể, Mỹ chỉ có 7 hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD trong tay, hệ thống thứ 8 dự kiến ​​sẽ được triển khai vào năm 2025. Hiện tại, 2 hệ thống phòng thủ này đang được triển khai  thường trực ở Guam và Hàn Quốc. 

    Hệ thống THAAD thứ 3 được triển khai đến Trung Đông vào năm 2023. Sau khi giao tranh giữa Israel và Hamas nổ ra, Mỹ đã gửi một hệ thống THAAD khác đến Trung Đông giúp bảo vệ Israel khỏi các tên lửa của Iran. Ukraine cũng yêu cầu Mỹ cung cấp hệ thống độc quyền và tiên tiến này nhưng chưa được chấp thuận.

    Theo National Interest

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/he-lo-vu-khi-co-kha-nang-khac-che-ten-lua-khong-the-anh-chan-oi-moi-cua-nga-a489290.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan