+Aa-
    Zalo

    Hé lộ tổng vốn đầu tư "khủng" của Việt Nam ra nước ngoài năm 2018

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trong năm 2018, lĩnh vực tài chính ngân hàng dẫn đầu về vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm là 105,7 triệu USD, chiếm 24,4% tổng v

    Trong năm 2018, lĩnh vực tài chính ngân hàng dẫn đầu về vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm là 105,7 triệu USD, chiếm 24,4% tổng vốn đầu tư.

    Báo cáo mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, 149 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2018 có tổng vốn là 376,2 triệu USD và 35 dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm là 56 triệu USD.

    Tính chung, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) năm 2018 đạt 432,2 triệu USD.

    Lĩnh vực tài chính, ngân hàng được quan tâm đầu tư nhiều nhất với 105,8 triệu USD, chiếm 24,5% tổng vốn đầu tư.

    Đứng thứ hai là lĩnh vực bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ôtô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 82,9 triệu USD, chiếm 19,2%.

    Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 52,3 triệu USD, chiếm 12,1% và lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 52,1 triệu USD, chiếm 12%.

    Lĩnh vực tài chính ngân hàng dẫn đầu về vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. Ảnh minh họa

    Trong năm 2018, doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư tại 38 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó đầu tư sang Lào chiếm tỷ trọng lớn nhất với 81,5 triệu USD, chiếm 18,9% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Australia với 55,5 triệu USD, chiếm 12,8% và Hoa Kỳ với 53 triệu USD, chiếm 12,3%.

    Thực tế, thời gian qua, làn sóng vươn ra thị trường khu vực của các ngân hàng Việt đang có xu hướng mạnh dần. Đơn cử mới đây, Vietcombank đã khai trương Vietcombank Lào – ngân hàng con đầu tiên tại nước ngoài. Lào cũng là quốc gia có nhiều hiện diện của ngân hàng Việt Nam như BIDV, SHB, MB, Sacombank, VietinBank.

    Ngày 28/11 vừa qua, VietinBank cũng đã khai trương chi nhánh Vientiane tại Thủ đô Vientiane (Lào). Đây là chi nhánh thứ hai của VietinBank Lào được khai trương và đi vào hoạt động sau khi nâng cấp lên ngân hàng con năm 2015.

    Thông thường, các ngân hàng mở hệ thống chi nhánh tại nước ngoài để theo chân những doanh nghiệp lớn của họ, hoặc nhắm tới các quốc gia có đông đảo cộng đồng người Việt sinh sống. Chính bởi thế, điều này lý giải tại sao các quốc gia như Lào, Campuchia, Myanmar... là thị trường ưa chuộng của các ngân hàng Việt.

    Việc sắp tới hàng loạt FTA được ký kết, khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực hứa hẹn mở ra những thị trường mới cho các ngân hàng Việt Nam mở rộng hoạt động.

    Vũ Đậu (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/he-lo-tong-von-dau-tu-khung-cua-viet-nam-ra-nuoc-ngoai-nam-2018-a257019.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan