(ĐSPL) – Chi hàng chục tỷ đồng để xây biệt thự cho chó, chim, chuột...cùng ở, hành động kỳ quặc của nữ đại gia khiến người dân địa phương thấy lạ lùng.
Bật mí về nữ đại gia chi tiền tỷ xây “biệt thự” cho thú cưng
Theo tin tức từ báo Kiến Thức, ông Nguyễn Văn Thảo (47 tuổi), người đàn ông đã gần 20 năm được giao nhiệm vụ trông coi khu nghĩa địa đặc biệt này cho biết, vào năm 1995 trong một lần lên Lâm Đồng, bà Thái Thị Cúc Lan (ngụ tại TP HCM) dừng chân ở xã Đạm Ri, huyện Đạ Huoai, dưới chân đèo Bảo Lộc và chẳng hiểu sao người phụ nữ này lại ngẫu hứng vung tiền mua ngay hai mảnh đất của người dân rộng trên 7ha.
Biệt thự dành cho thú cưng của bà Lan hiện đã hoang tàn đi phần nào. |
Lúc mới tập kết vật liệu về đây, ai cũng nghĩ bà Lan xây biệt thự để ở. Nhưng sau đó, người ta đã phải kinh ngạc khi biết những tòa biệt thự này không phải dành cho người mà là của các con chó, khỉ, bò, chim, chuột… Bà Lan thuê hàng chục người về làm công việc chăm sóc cho chúng.
Vào thời cao điểm, tại lâu đài dành cho các con vật này lên tới hơn chục con khỉ, hàng chục con bò, hàng trăm con chim, chuột và đặc biệt là rất nhiều chó, con vật mà bà quý trọng nhất. Ông Nguyễn Văn Thảo vui vẻ kể, bà Lan gần như mua tất cả những con chó mà bà thấy ở bất kỳ đâu rồi đưa chúng về nuôi ở những lâu đài mà bà mới xây xong.
Người chủ này có tính rất lạ, mỗi lần đến thăm thú cưng bà đều dặn cho các “con” lên gặp “mẹ”. Tuy vậy, mỗi lần gặp chỉ ấn định 10 con chó và cứ thế thay phiên nhau khi bà đến thăm lần sau.
Những thú cưng này tuy không được bà trực tiếp chăm sóc, cũng không gặp mặt thường xuyên nhưng vẫn vẫy đuôi mừng quýnh khi nghe tiếng xe hơi của bà chủ mỗi lần đến thăm.
Hào phóng cho tiền người ngèo không cần đếm
Khi được hỏi về bà Lan, ông Thảo thật thà kể và thừa nhận rằng ông không hề biết xuất thân của người chủ đầy bí ẩn này, bởi bà ít tiếp xúc với người làm và một tháng bà mới xuống thăm “các con” một lần. Biết bà Lan như vậy, những người làm như ông Thảo cũng ít khi quan tâm đến xuất thân của bà, chỉ luôn cố gắng làm mọi việc theo ý chủ. Ông Thảo kể lại, bà Lan rất nhân hậu nhưng cũng khó tính, bà có thể móc ví tiền ra cho người nghèo mà không cần đếm, nhưng sẽ đuổi ngay nếu ai đó gian dối trong công việc.
Bà Nguyễn Thị N., một người dân ở ngay sát cạnh khu "biệt thự" cho thú vật, cười rất tươi khi nói về sự hào phóng của bà Lan: "Bà ấy xinh đẹp và phóng khoáng, ngày đó tôi nghèo lắm, suốt ngày đi lượm rác ven đường. Một lần tôi vào quán gần nơi bà Lan nuôi chó xin nước uống, bà ấy thấy tôi liền hỏi han hoàn cảnh, sau đó bà móc ví ra rút một xấp tiền đưa cho tôi khiến tôi rất bất ngờ và vui mừng quýnh quáng. Về nhà đếm lại thì số tiền bà ấy cho lên đến hơn hai triệu đồng. Ngày đó giá tiền như vậy mua được tương đương 3 chỉ vàng. Tôi còn nghe nói bà ấy cho nhiều người khác nữa, lúc không còn tiền mặt bà rút nhẫn vàng ra cho luôn".
“Có lần chỉ mua vài chục viên đá mà bà đưa tờ 500.000 đồng, hôm đó mua xong tôi đưa lại số tiền dư nhưng bà không nhận", ông Thảo cho biết thêm.
Ngoài tiền lương cố định hằng tháng, bà Lan thường cho người làm thêm rất nhiều tiền. Điều đặc biệt trong đống bạc triệu chẳng có đồng lẻ nào, toàn tiền chẵn, 200.000 đồng, 500.000 đồng, không bao giờ người ta thấy có tờ tiền mệnh giá thấp hơn 100.000 đồng.
Cơ duyên giúp ông Thảo gặp bà Lan là vào cuối năm 1995, khi ông đang cho con xuống suối. Thấy người phụ nữ lạ mặt, ông Thảo lễ phép chào hỏi, nói chuyện vui vẻ, lúc chia tay bà Lan đã móc trong túi áo một cục tiền hơn 1 triệu đồng cho ông về mua quần áo cho con. Sau này, cứ mỗi lần đi qua, gặp ông Thảo là bà Lan lại cho tiền. Khi biệt thự cho thú vật được xây xong, ông Thảo được bà Lan mời về làm quản lý.
Gọi động vật là “em” xưng “mẹ”
Tin tức từ báo Cảnh sát Toàn Cầu cũng cho biết, nói về chuyện nuôi và chăm sóc thú vật trong khu "biệt thự", ông Thảo hào hứng kể lại: "Bà Lan gần như mua tất cả những con chó mà bà thấy ở bất kỳ đâu rồi đưa chúng về nuôi ở những "biệt thự" mà bà mới xây xong. Không những nuôi chó, bà Lan còn nuôi bò, chim, thằn lằn, thạch sùng…".
Đặc biệt, bà Lan thường gọi những con vật bà nuôi bằng "em" xưng "mẹ". Bà cho bố trí ba con chó một phòng, có chăn drap gối đệm riêng, số chăn drap gối đệm này bà đặt mua tại một siêu thị tận TP.HCM. Mỗi con chó có một màu chăn riêng biệt, không được lẫn lộn. Đó là chưa kể, những chú chó này còn được chủ mua sắm quần áo xịn từ nước ngoài cho mặc, mùa nào "mốt" nấy. Bà này thường bảo người làm của mình rằng không được để các "em" lạnh quá cũng không được để các "em" nóng nực. Một ngày các nhân viên giúp việc phải tắm cho các "em" một lần, sau khi tắm phải sấy khô lông.
Ông Thảo lôi trong tủ những bộ quần áo của thú cưng còn sót lại. |
Về việc nuôi và chăm sóc các “con” của bà phải chu đáo, đặc biệt là những chú chó của bà phải chăm lo một cách hết sức kỹ lưỡng. Đối với những thú cưng, bà Lan cho ăn đồ ăn mua từ các siêu thị tại TP HCM và Đà Lạt. Sản phẩm phải có tem nhãn, trong đó chủ yếu là thịt bò, có ngày chở đến mấy xe để vào kho lạnh cho chó ăn dần. Nước uống cho thú cưng cũng phải lấy nước khoáng. Một ngày các nhân viên giúp việc phải tắm cho các "em" một lần, sau khi tắm phải sấy khô lông, tắm rửa bằng các loại dầu gội và cho xịt dầu thơm mua từ nước ngoài. Mỗi khi con chó nào bị bệnh bà Lan liền thuê một bác sĩ thú y riêng từ Sài Gòn lên chữa trị.
Những con chó không may bị bệnh tật qua đời hoặc già chết, bà Lan sẽ tổ chức đám ma rất long trọng. Chó khi chết đều được tắm rửa sạch sẽ, thay áo mới, nằm trong hòm, đào huyệt chôn và xây mộ y như người. Trên các tấm bia mộ của những chú chó luôn ghi những dòng chữ tràn ngập tình thương của bà Lan. Điều kỳ lạ hơn nữa là bà Lan còn mua những bình hoa quý, rồi cho người làm lên tận Đà Lạt mua hoa lưu ly về để thờ cúng các con vật.
Những con vật chết được chôn cất như người. |
Với những dòng chữ vô cùng cảm động. |
Ngoài việc chăm lo cho các chú chó một cách vô cùng kỹ lưỡng, tình cảm thì bà Lan cũng dành nhiều công sức, tình thương với một số loài vật khác nữa. Ông Thảo kể, vào khoảng năm 2001, trên đường đi từ TP HCM lên Lâm Đồng, bà Lan đã thấy một người dân điều khiển hai con bò chở rất nhiều đồ nặng, không kìm được lòng thương bà đã năn nỉ chủ nhân bán lại hai con bò cho bà. Lúc đó, người chủ này không chịu bán, bà Lan đã trả gấp 4 lần giá trị thực con bò nên người chủ đã đồng ý ngay và cho luôn cả chiếc xe bò. Nhưng bà Lan chỉ lấy hai con bò, và đã thuê ngay xe tải chở về Lâm Đồng nuôi.
Quang cảnh "Nghĩa trang" dành cho thú cưng. |
Hai con bò đó sau này khi chết cũng được mua hòm chôn, được mặc áo và có người chăm sóc bia mộ. Không những thương chó và bò, bà Lan còn dành tình cảm cho những con vật khác như chim chóc, thạch sùng… Hằng ngày bà vẫn thường bỏ thức ăn vào đĩa, bỏ ra cạnh bên cửa sổ hoặc ngoài trời cho các con vật đến ăn. Nước cho các con vật uống cũng phải là nước khoáng được mua của những hãng uy tín.
Nhưng về cuối đời, vào khoảng năm 2009 bà Lan bị bệnh ung thư và công việc làm ăn cũng đổ bể nên bà gần như bị phá sản. Đương nhiên, việc chi tiêu cho các con vật cũng khiến bà tốn kém rất nhiều tiền. Ông Thảo bùi ngùi nhớ lại: "Khi tôi nghe tin bà Lan bị bệnh, cũng là lúc các mảnh đất và ngôi nhà của bà ấy bị người ta đến tiếp quản. Sau đó, bà Lan có gọi điện thoại cho tôi xuống nhà bà ấy mấy lần. Khi đó gia sản của bà đã gần như khánh kiệt, nhưng con cái bà thì vẫn khá giả so với nhiều người, họ chăm sóc bà rất chu đáo, bà mất năm 2010.
Bây giờ khu đất này đã được một người khác làm chủ, nhưng tôi vẫn trông giữ những "biệt thự" này, nhưng giờ chúng đã nhiều phần hư hỏng, hoang sơ. Các con vật thì một số bị bắt trộm, một số bỏ đi, nhưng những ngôi mộ thì vẫn còn đây… Nhớ lại lúc ấy tôi vẫn không thể tin được có một bà chủ yêu động vật như thế. Tôi luôn khâm phục và yêu quý tấm lòng của bà ấy với người nghèo và cả những con vật "cưng", tôi tin trên thế gian này ít ai nhân hậu như bà ấy".
Video có thể bạn quan tâm:
Nữ đại gia Hà Tĩnh đọ sành điệu với hoa hậu Thu Hoài