+Aa-
    Zalo

    Hé lộ những giây phút cuối cùng của máy bay Indonessia trước khi gặp nạn

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hệ thống an toàn tự động trên chiếc máy bay mang số hiệu JT610 của hãng hàng không Lion Air đã khiến mũi máy bay bị chúc xuống hơn 20 lần trước khi rơi xuống biển.

    Theo giới chức Indonesia, hệ thống an toàn tự động trên chiếc máy bay mang số hiệu JT610 của hãng hàng không Lion Air đã khiến mũi máy bay bị chúc xuống hơn 20 lần trước khi rơi xuống biển Java làm 189 người thiệt mạng.

    Hôm nay (28/11), Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Indonesia (NTSC) đã công bố một báo cáo sơ bộ, hé lộ những giây phút cuối cùng của chiếc máy bay Lion Air trước khi gặp nạn thảm khốc cách đây gần 2 tháng.

    Theo đó, chiếc máy bay mang số hiệu JT610 của hãng hàng không Lion Air đã bị mất liên lạc và rơi xuống biển Java chỉ 13 phút sau khi cất cánh từ thủ đô Jakarta để tới Pangkal Pinang sáng 29/10. Cả 189 người có mặt trên máy bay được tin đều thiệt mạng trong sự cố.

    Mũi Lion Air đã bị chúi xuống hơn 20 lần trước khi rơi xuống biển.

    Dữ liệu từ máy ghi dữ liệu chuyến bay cho biết, các phi công đã liên tục chiến đấu nhằm tắt hệ thống an toàn tự động được lắp trên máy bay Boeing 737 MAX 8. Hệ thống an toàn tự động này khiến mũi của máy bay bị chúc xuống hơn 20 lần, theo CNN.

    Hệ thống này phản hồi dữ liệu bị lỗi của máy bay, trong đó báo rằng mũi của máy bay ở góc nghiêng cao hơn tình trạng thực tế của nó và cảnh báo máy bay có nguy cơ bị ngừng.

    Báo cáo của NTSC cũng xác nhận, các phi công đã phải nỗ lực điều chỉnh việc mũi máy bay tự động chúc xuống trong 2 phút sau khi cất cánh và tiếp tục thao tác này nhiều lần nữa trước khi máy bay lao xuống biển Java.

    Một phi hành đoàn khác đã trải qua vấn đề tương tự với chiếc máy bay này trên chuyến bay từ Denpasar đến Jakarta ngày trước đó. Nhưng các phi công chuyến bay này đã tắt được tính năng an toàn tự động MCAS và điều khiển bằng tay.

    MCAS là tính năng mới đối với máy bay MAX của hãng Boeing. Trong đó sẽ tự động kích hoạt để hạ thấp mũi máy bay, ngăn máy bay tự động dừng, dựa trên những thông tin từ cảm biến bên ngoài của máy bay.

    Các nhà điều tra Indonesia đã chỉ ra vấn đề với cảm biến A0A của máy bay vốn đã được xác nhận là lỗi trong chuyến bay trước đó.

    Thân nhân của hành khách trong vụ rơi máy bay của Lion Air. Ảnh: AP

    Đáp lại bản báo cáo, Boeing cho biết hãng vô cùng lấy làm tiếc về sự mất mát với chuyến bay Lion Air nhưng khẳng định 737 MAX 8 an toàn như bất kỳ chiếc máy bay nào khác bay lượn trên bầu trời. Hãng đồng thời khẳng định đã thực hiện mọi biện pháp đầy đủ để tìm hiểu tất cả các khía cạnh của vụ tai nạn này.

    Báo cáo công bố ngày 28/11 cũng khuyến nghị Lion Air xem xét lại văn hóa an toàn của hãng trong bối cảnh cuộc điều tra vẫn tiếp tục. Hiện giới chức Indonesia đang đẩy mạnh tìm kiếm máy ghi âm buồng lái (CVR) đang chôn vùi dưới lòng đại dương. CVR được cho là sẽ cung cấp thông tin về những lời cuối của các phi công và cho biết tại sao họ không tắt được tính năng an toàn.

    Báo cáo này cũng cho biết, chỉ 90 giây sau khi cất cánh từ thủ đô Indonesia vào ngày 29/10 đến thành phố Pangkal Pinang, trên đảo Bangka, phi công đã yêu cầu kiểm soát không lưu xác nhận tốc độ bay và độ cao. 30 giây sau đó, các phi công cho biết đã gặp vấn đề với việc kiểm soát chuyến bay.

    Nguyễn Phượng (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/he-lo-nhung-giay-phut-cuoi-cung-cua-may-bay-indonessia-truoc-khi-gap-nan-a253008.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan