+Aa-
    Zalo

    Hé lộ nguyên nhân thật sự khiến Hillary Clinton nhận “bàn thua” đau đớn

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Lý do khiến chiến dịch tranh cử tổng thống của cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thất bại không phải vì FBI hay tin giả mà bởi hàng loạt quyết định..

    (ĐSPL) – Lý do khiến chiến dịch tranh cử tổng thống của cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thất bại không phải vì FBI hay tin giả mà bởi hàng loạt quyết định tồi tệ mà đội ngũ cố vấn của bà đưa ra.

    Theo tin tức trên báo Vietnamnet, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã để vuột mất chiến thắng bầu cử ngày 8/11 vào tay đối thủ Donald Trump.

    Trên thực tế, nguyên nhân khiến bà Hillary thua cuộc không phải là do sự phân biệt giới tính, phân biệt chủng tộc, FBI, tin vịt hay người Nga. Theo một bài viết gây chú ý mà tạp chí Politico đăng tải ngày 14/12, nguyên nhân thực sự chính là năng lực.

    Theo đó, bà Hillary thua cuộc là bởi rất nhiều quyết định rất lóng ngóng và ngớ ngẩn trong suốt chiến dịch của bà.

    Đội ngũ chiến dịch của Hillary Clinton chủ quan và có nhiều quyết định sai lầm. (Ảnh: The Federalist)

    Chẳng hạn như có lần các đại diện chiến dịch được yêu cầu ở lại và vận động ở Iowa, bang mà bà Clinton thua 10 điểm, thay vì lẽ ra họ phải nỗ lực giành phiếu cho bà ở Michigan. Hoặc quyết định thay vì rót tiền vào các bang cạnh tranh mà ứng viên Dân chủ cần giành được để thu về chiến thắng đại cử tri thì đội ngũ chiến dịch lại chi hàng triệu đôla cho Ủy ban quốc gia đảng Dân chủ, dùng tiền để thu hút phiếu ở những bang không cạnh tranh, vì vậy mà Clinton thắng về số phiếu phổ thông.

    Thậm chí, bà Hillary Clinton còn không xuất hiện tại một sự kiện ở Michigan dành cho United Auto Workers, một khối cử tri nghiệp đoàn mà phe Dân chủ xưa nay vẫn dựa vào để vận động đi bỏ phiếu. Chiến dịch của cựu ngoại trưởng Mỹ đã hoàn toàn bỏ qua những kêu gọi thuyết phục cử tri đi bỏ phiếu vào phút chót ở Michigan vào ngày bầu cử.

    Theo Politico, các nhân viên chiến dịch tranh cử ở Brooklyn đã phớt lờ dữ liệu cho thấy có nhiều người dân đô thị sẽ không đi bỏ phiếu, và họ chủ quan nghĩ chắc Hillary sẽ giành được bang này với khoảng cách ít nhất 5 điểm. Rốt cuộc, bà Clinton để mất bang này với chênh lệch 11.000 phiếu.

    Cũng phân tích về nguyên nhân thua cuộc của bà Hillary Clinton, báo Thanh Niên đưa tin, kinh tế vẫn đóng vai trò cực lớn trong vấn đề chính trị và xã hội. Tổng thống đương nhiệm Obama của đảng Dân chủ được xem là người đã kéo kinh tế Mỹ vượt qua đợt khủng hoảng toàn cầu giai đoạn 2008 – 2009. Nhưng thật không may, bà Clinton lại không thể khiến người Mỹ hiện nay tiếp tục tin tưởng bà hoặc ít nhất khả năng xoay chuyển cục diện của đảng Dân chủ.

    Cử tri Mỹ đa phần bị ám ảnh với tình trạng mức lương thấp và bất bình đẳng thu nhập, tất nhiên sẽ đổ lỗi cho “những chính trị gia truyền thống” như bà Clinton, ông Obama, và cả sự lãnh đạo của đảng Dân chủ. Trong khi đó, ông Donald Trump lại thuyết phục được cử tri tin rằng những vấn đề lao động như trên xuất phát từ các thỏa thuận thương mại bất lợi của chính quyền, cũng như một nền kinh tế đầy rẫy gian lận. Và trong bối cảnh hoài nghi bủa vây như trên thì cử tri Mỹ thấy cái lợi trước mắt từ chính sách giảm thuế thu nhập của ông Trump có sức tin tưởng hơn.

    Bên cạnh đó, dù bị The New York Times khơi ra chuyện đã lách luật để không đóng thuế 18 năm, ông Trump vẫn là một người không vi phạm pháp luật. Ngược lại, bà Clinton đã dính ít nhất 3 “phốt” cực nặng liên quan tới niềm tin: Quỹ Clinton, Goldman Sachs và vụ email. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến bà Clinton phải nhận kết quả thua cuộc dù hơn phiếu phổ thông trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua.

    Điều II, Khoản 1 (Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ)
    Theo thể thức mà cơ quan lập pháp ở đó qui định, mỗi bang sẽ cử ra một số đại cử tri bằng tổng số thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ mà bang sẽ bầu ra trong Quốc hội. Nhưng không một thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ hoặc một quan chức nào đảm nhiệm chức vụ có lợi tức sẽ được chọn làm đại cử tri.
    Các đại cử tri sẽ họp ở bang của mình và bỏ phiếu bầu hai người và ít nhất một trong hai người không phải là cư dân trong cùng một bang với người kia. Họ sẽ lập bản danh sách về những người đi bầu và số phiếu bầu của mỗi người, ký và xác nhận vào danh sách, gắn xi niêm phong và chuyển lên cơ quan Chính phủ Hoa Kỳ, đệ trình lên Chủ tịch Thượng viện. Với sự có mặt của Thượng viện và Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện sẽ mở tất cả cứ liệu đã được xác nhận và sẽ đếm số lượng phiếu bầu. Người có nhiều phiếu bầu nhất sẽ là Tổng thống, nếu như số phiếu bầu này chiếm đa số trong tổng số các đại cử tri được bầu ra, và nếu từ hai người trở lên có đa số phiếu bầu và có số phiếu bầu bằng nhau, thì Hạ viện sẽ ngay lập tức bỏ phiếu để bầu một trong những người đó làm Tổng thống. Nếu không người nào có đa số phiếu bầu, thì Hạ viện cũng theo thể thức như vậy, chọn 5 người có số phiếu bầu nhiều nhất trong danh sách để bầu ra Tổng thống. Nhưng trong việc bầu Tổng thống, công việc bầu cử tiến hành ở các bang, hạ nghị sĩ ở mỗi bang có một phiếu bầu. Số đại biểu tiến hành công việc này sẽ gồm một thành viên hoặc những thành viên thuộc hai phần ba số bang và điều cần thiết cho cuộc bầu cử phải gồm đại biểu của đa số các bang. Trong mọi trường hợp, sau khi bầu Tổng thống, người có số phiếu nhiều nhất do các đại cử tri bầu cho sẽ là Phó Tổng thống. Nhưng nếu từ hai người trở lên có số phiếu bầu bằng nhau, thì Thượng viện sẽ chọn trong số đó để bỏphiếu bầu ra Phó Tổng thống.
    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được dịch từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.
    Link nguồn: https://www.whitehouse.gov/1600/constitution

    (tổng hợp)


    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/he-lo-nguyen-nhan-that-su-khien-hillary-clinton-nhan-ban-thua-dau-don-a174334.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan