+Aa-
    Zalo

    Hé lộ chiêu trò lừa đảo mùa trung thu cực tinh vi khiến 27 người bị mất hơn 5,7 tỷ đồng

    (ĐS&PL) - Liên hệ để mua bánh Trung thu, các nạn nhân bị lừa cài đặt tệp APK, từ đó đối tượng lừa đảo có thể truy cập từ xa vào thiết bị của họ và dùng tài khoản ngân hàng để thực hiện các giao dịch trái phép.

    Straits Times đưa tin ngày 5/9, Cảnh sát Singapore cho biết chỉ riêng trong tháng 8/2023, chiêu trò lừa đảo mới liên quan đến việc bán bánh trung thu trên các nền tảng mạng xã hội đã khiến ít nhất 27 người bị lừa mất 325 SGD (hơn 5,7 tỷ đồng).

    Theo thông tin từ cảnh sát, sau khi liên hệ với “người bán” thông qua các ứng dụng nhắn tin để đặt bánh Trung thu được quảng cáo trên Facebook và Instagram, các nạn nhân được hướng dẫn thanh toán qua WhatsApp.

    Đối tượng lừa đảo sẽ gửi cho nạn nhân đường link, nếu kích vào thì họ sẽ tải xuống tệp Android Package Kit (APK) – một ứng dụng được tạo ra cho hệ điều hành Android, có chứa phần mềm độc hại.

    Trong một số trường hợp, nạn nhân được hướng dẫn trả tiền mua bánh Trung thu qua PayNow hoặc chuyển khoản ngân hàng. Tiếp đó, đối tượng lừa đảo thông báo cho nạn nhân rằng đơn đặt hàng của họ buộc phải hủy vì vấn đề sản xuất hoặc nhân lực, rồi hướng họ đến các đường link độc hại để “hoàn tiền”.

    chieu tro lua dao tinh vi khien 27 nguoi bi mat hon 57 ty dong ava
    Sau khi liên hệ để đặt bánh Trung thu, các nạn nhân được hướng dẫn thanh toán qua WhatsApp nhưng thực chất họ nhận được đường link chứa phần mềm độc hại. Ảnh minh họa

    Sau khi tệp APK được cài đặt, những đối tượng lừa đảo sẽ có quyền truy cập từ xa vào thiết bị của nạn nhân, qua đó đánh cắp mật khẩu và lấy thông tin xác thực ngân hàng. Nạn nhân sau đó phát hiện các giao dịch trái phép từ tài khoản ngân hàng của mình.

    Từ các vụ việc trên, Cảnh sát Singapore khuyên người dân nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa như xác thực 2 bước hoặc nhiều bước cho các ứng dụng ngân hàng, đặt giới hạn giao dịch đối với các giao dịch ngân hàng trực tuyến…

    Ngoài ra, người dân nên đảm bảo thiết bị của mình luôn cập nhật phiên bản mới của các ứng dụng chống virus/ phần mềm độc hại đã cài đặt, tắt “Cài đặt ứng dụng không xác định” hoặc “Các nguồn không xác định” trong phần cài đặt điện thoại.

    Người dân cũng lưu ý chỉ tải xuống và cài đặt ứng dụng từ các cửa hàng ứng dụng chính thức, thận trọng khi được yêu cầu tải xuống các ứng dụng không xác định để mua các mặt hàng hoặc dịch vụ trên nền tảng mạng xã hội.

    XEM THÊM: Thành phố lớn thứ hai của Anh thông báo vỡ nợ, dừng các khoản chi không cần thiết

    Cảnh sát kêu gọi người dân thông báo ngay lập tức giao dịch bất thường cho phía ngân hàng , đồng thời báo cáo cho cơ quan chức năng và nói với gia đình, bạn bè về những hành vi lừa đảo.

    Trong trường hợp nghi ngờ điện thoại bị nhiễm phần mềm độc hại, mọi người nên chuyển thiết bị sang Chế độ máy bay, sau đó chạy chương trình quét virus trên điện thoại và kiểm tra tài khoản ngân hàng xem có bất kỳ giao dịch trái phép nào hay không. Nếu có thì hãy báo cáo ngay với ngân hàng và các cơ quan liên quan, trình báo sự việc với cảnh sát.

    Đinh Kim(Theo Straits Times)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/he-lo-chieu-tro-lua-dao-mua-trung-thu-cuc-tinh-vi-khien-27-nguoi-bi-mat-hon-57-ty-dong-a590025.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Người dân cảnh giác với mã QR có dấu hiệu lừa đảo tinh vi

    Người dân cảnh giác với mã QR có dấu hiệu lừa đảo tinh vi

    Đây là khuyên cáo của Cục An toàn thông tin đưa ra trong cuộc họp báo thường kỳ diễn ra chiều 6/9 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Bộ khuyến nghị người dùng đặc biệt cảnh giác với các mã QR được dán hoặc chia sẻ ở những nơi công cộng hoặc gửi qua mạng xã hội, email.