+Aa-
    Zalo

    Hé lộ chi phí để tranh cử tổng thống Mỹ: Đường đua khốc liệt tính bằng tỷ đô

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nhiều yếu tố ảnh hưởng tới thành - bại của một ứng cử viên trong các cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ và rõ ràng tiềm lực tài chính hùng mạnh là một ưu thế.

    Nhiều yếu tố ảnh hưởng tới thành - bại của một ứng cử viên trong các cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ và rõ ràng tiềm lực tài chính hùng mạnh là một ưu thế giúp các ứng viên chạy đua vào nhà trắng.

    Ông Donald Trump (phải) và ông Joe Biden. Ảnh: Getty

    Các chiến dịch bầu cử tổng thống là một chuỗi liên tiếp các hoạt đống tốn kém. Thoạt nhìn, có vẻ như việc đứng trên sân khấu để nói với mọi người lý do tại sao họ nên bỏ phiếu cho bạn là không mất tiền. Tuy nhiên, chi phí liên quan đến việc quảng bá hình ảnh của các ứng viên tới toàn quốc, để tất cả mọi người trở nên quen thuộc với cái tên của bạn thì vô cùng tốn kém.

    Nhân viên, vé máy bay và quảng cáo, bao gồm cả quảng cáo trên đài phát thanh và truyền hình, có thể khiến chi phí của một chiến dịch tăng vọt nhanh chóng. Gần như mọi cuộc bầu cử tổng thống đều có xu thế tốn kém hơn những cuộc bầu cử liền kề trước đó, đặc biệt tốc độ chi tiêu đã tăng nhanh trong thế kỷ 21.

    Ngay cả khi được điều chỉnh theo lạm phát - giá cả gia tăng - số tiền cần để trở thành tổng thống đã tăng hơn 250 lần từ thời ông Abraham Lincoln đến ông Donald Trump.

    Từ năm 2000 đến năm 2012, số tiền chi tiêu cho chiến dịch của ứng cử viên chiến thắng tăng gần gấp bốn lần và chi tiêu của Ủy ban Hành động Chính trị (PAC) cũng bùng nổ tương tự.

    Chi tiêu bầu cử qua các năm

    Năm 1992, các chiến dịch kết hợp của ông George HW Bush, Bill Clinton và Ross Perot đã tiêu tốn 195,6 triệu USD ( tương đương 360 triệu USD theo tỷ lệ lạm phát). Trong cuộc bầu cử năm 2000, cả ông George W. Bush, người chiến thắng và ông Al Gore, người thua cuộc giữa một loạt tranh cãi ở Florida, đã chi hơn 200 triệu USD.

    Để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2004, ông George W. Bush đã chi 345 triệu USD, đây là chiến dịch tranh cử tốn kém nhất trong lịch sử vào thời điểm đó.  Kỷ lục không tồn tại lâu, tới năm 2008, theo Trung tâm Chính trị Đáp ứng, tổng số tiền mà ông Barack Obama chi cho bầu cử là 730 triệu USD, vượt xa ứng cử viên Đảng Cộng hòa John McCain - người chỉ chi 333 triệu USD.

    Chỉ 4 năm sau, trong cuộc bầu cử năm 2012, Tổng thống Obama đã chi 722,4 triệu USD để tái đắc cử. DNC đã bổ sung thêm 292,2 triệu USD, trong khi PAC chi thay mặt ông tổng cộng là 131,7 triệu USD, khiến tổng chi phí để tái đắc cử là 1,14 tỷ USD. 

    Thông thường, ứng cử viên tiêu nhiều tiền nhất sẽ chiến thắng. Tuy nhiên, điều đó đã không được chứng minh là đúng trong cuộc bầu cử năm 2016, khi người về nhì, ứng cử viên đảng Dân chủ Hilary Clinton, đã chi 768 triệu USD, gần gấp đôi so với người chiến thắng cuối cùng - ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump - người đã chi 450 triệu USD.

    Cuộc bầu cử năm 2020

    Các nhà tài trợ nhỏ, đặc biệt là phụ nữ, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng ngân sách của chiến dịch trong năm nay. Ảnh: New York Times.

    Theo Center for Responsive Politics (CRP) - tổ chức độc lập chuyên theo dõi hoạt động chi tiêu trong chính trị ở Mỹ - tổng chi phí bầu cử Mỹ 2020 lên tới gần 14 tỷ USD, phá vỡ các kỷ lục trước đó, đồng thời phá vỡ ước tính trước đó là 11 tỷ USD.

    Con số này gồm chi phí cho các chiến dịch tranh cử tổng thống và các ghế tại quốc hội. Dự báo cuộc đua vào Nhà Trắng sẽ có tổng chi phí 6,6 tỉ USD, trong khi tranh cử vào quốc hội mất hơn 7 tỉ USD.

    Phe Dân chủ dự kiến sẽ đạt mức tổng chi 6,9 tỉ USD, trong khi phe Cộng hòa chi 3,8 tỉ USD. 

    Ông Donald Trump từng tuyên bố sẽ tái đắc cử ngay sau khi ông nhậm chức cách đây 4 năm và đã huy động được tổng cộng 595,6 triệu USD. Số tiền này bao gồm các khoản đóng góp cho ủy ban vận động chính thức của anh ấy và các nhóm bên ngoài như PAC, Ủy ban Carey. Các nhà tài trợ hàng đầu bao gồm America First Action và Preserve America PAC.

    595,6 triệu USD thấp hơn mục tiêu 1 tỷ USD của ông Trump muốn huy động cho chiến dịch của mình. Ông Trump đã sử dụng phần lớn số tiền huy động được vào chiến dịch tranh cử của mình, khi chi 574,9 triệu USD.

    Trong khi đó, ông Biden đã huy động được 937,7 triệu USD. Các nhà tài trợ hàng đầu bao gồm Priorities USA Action và Future Forward USA.

    Ông Biden đã chi nhiều hơn ông Trump rất nhiều cho chiến dịch tranh cử của mình, với 775,629 triệu USD. 

    Theo đó, ông Biden và ông Trump đã chi tổng cộng 1,3 tỷ USD cho chiến dịch tranh cử Tổng thống. Số tiền khổng lồ này được chi cho quảng cáo (trên các kênh truyền hình, radio, báo giấy, báo mạng, apphich trên đường phố...), chi trả lương cho nhân viên, chi phí đi lại, tư vấn, gây quỹ, tổ chức sự kiện, chi phí cho thực phẩm.

    Trong cuộc đua tới chiếc ghế quyền lực nhất nước Mỹ, các ứng viên có rất nhiều cách quyên tiền vận động tranh cử, như nguồn tài chính từ cá nhân/gia đình, được tài trợ một khoản từ quỹ bầu cử, huy động tài chính từ các nhóm lợi ích, các Ủy ban Hành động Chính trị, gây quỹ tranh cử từ nguồn tiền ủng hộ của các tỷ phú, các tập đoàn và cả các cử tri đơn lẻ.

    Nhìn lại lịch sử các kỳ bầu cử và văn hóa bầu cử tại Mỹ có thể thấy rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới thành - bại của một ứng cử viên các cuộc tranh cử và rõ ràng có được tiềm lực tài chính hùng mạnh là một ưu thế, song không hẳn đã là yếu tố quyết định đưa các ứng cử viên tới chiến thắng.

    Mộc Miên (Theo INVESTOPEDIA)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/he-lo-chi-phi-de-tranh-cu-tong-thong-my-duong-dua-khoc-liet-tinh-bang-ty-do-a345417.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan