Vật thể to lớn này được các chuyên gia phát hiện từ năm 1973 nhưng phải 40 năm sau, sự thật về nó mới được sáng tỏ.
Theo Sohu, vào mùa đông năm 1973, cơ quan chức năng của thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã lên kế hoạch xây dựng một tòa nhà viễn thông lớn cao 6 tầng ở quảng trường Thiên Phủ. Các công nhân trong quá trình đào móng bất ngờ phát hiện một tảng đá lớn. Họ vốn cho rằng đó là một hòn “đá cô đơn” nằm lẻ loi vì Thành Đô nằm ở khu vực đồng bằng nhưng đôi lúc vẫn xuất hiện các tảng đá lớn nằm sâu trong lớp đất ngầm.
Tuy nhiên, sau khi đất cát đã được dọn sạch, các công nhân nhận thấy trên tảng đá có vết chạm khắc nhân tạo. Đặc biệt hơn, vật thể này có phần trông giống một con vật nào đó. Cảm thấy có bí mật ẩn giấu phía sau, đội thi công nhanh chóng báo cáo lại tình hình với Ban Di tích văn hóa.
Vào thời điểm đội khảo cổ tới hiện trường và tiến hành thăm dò, vật thể to lớn đã lộ ra 4 chân hướng lên trời, dù vậy vẫn chưa thể đưa ra kết luận đó là con vật gì. Các chuyên gia nhận định đó rất có khả năng là một “Thần thú trấn thủy”.
Đội khảo cổ có ý định khai quật vật thể đặc biệt này lên nhưng bên thi công cho hay, nó đã được chôn khá sâu trong lòng đất, trọng lượng lớn vượt quá tầm nang của các cần cẩu tại công trường lúc bấy giờ. Thấy việc khai quật gần như bất khả thi, sở Di tích Văn hóa tỉnh Tứ Xuyên quyết định giữ nguyên hiện trạng, tiếp tục xây nhà trên đó theo kế hoạch ban đầu.
Vật thể nặng 8 tấn được đưa lên mặt đất. Ảnh: Sohu |
"Khi xây dựng tòa nhà viễn thông, người ta đã đào được một con quái thú bằng đá, nhưng nặng quá không thể lấy ra được. Nó đã trở thành móng của tòa nhà”, cuốn sách :Nghiên cứu di tích lịch sử Thành Đô Thành Phương” năm đó có đoạn viết,
Vật thể bí ẩn cứ như vậy một lần nữa “ngủ sâu” trong lòng đất, mãi đến 40 năm sau (tức năm 2013), sự thật về nó mới được hé lộ. Trải quá thời gian cùng tác động của tự nhiên, tòa nhà viễn thông cao lớn năm nào không còn theo kịp sự phát triển của thời đại. Vì thế, chình quyền thành phố ra quyết định phá bỏ, xây dựng Nhà hát lớn Tứ Xuyên để thay thế.
Vào năm 2012, hay tin phần móng của nhà hát được xây dựng, đội khảo cổ lúc trước nhanh chóng xuất hiện với hy vọng sẽ nhìn thấy vật thể lạ 40 năm trước. Đúng như mong đợi, các công nhân đào được khoảng 3m thì vật thể đó lộ diện trước mắt mọi người. Tới đầu năm 2013, quá trình khai quật đã được hoàn thiện.
Vật thể to lớn ấy hóa ra là mộ chú tê giác khổng lồ. Theo số liệu được các chuyên gia ghi nhận, con vật có chiều dài 3,3m, cao 1,7m và nặng hơn 8 tấn, hình dáng trông vô cùng tinh xảo với hông tròn, tứ chi cứng cáp. Tuy nhiên, hoa văn chạm khắc trên thân phần nào đã bị bong tróc sau nhiều năm mưa gió.
Tê giác đá được trưng bày trong bảo tàng. Ảnh: QQ |
Theo tương truyền từ hàng triệu năm về trước, người cổ đại xưa khi nhìn thấy những con tê giác khổng lô bơi trong nước, sừng tê giác tách sóng như chẻ đôi dòng nước đã hình thành nên tín ngưỡng về thần thú có khả năng trị thủy.
Các ghi chép lịch sử thời xưa cho biết, vùng đồng bằng Thành Đô vào thời nhà Tần thường xảy ra lũ lụt khiến nhân dân rơi vào cảnh đói khổ. Tần Thủy Hoàng thời điểm đó đã bổ nhiệm Lý Băng vào vị trí Thái Thú, có trách nhiệm trị thủy.
Khảo sát địa hình và thủy văn kỹ lưỡng, Lý Băng cho kiến tạo một dòng chảy khổng lồ trên dòng Mân Giang, còn được gọi là Đô Giang Yểm, thành công kiểm soát tình hình lũ lụt vẫn luôn xảy ra ở đồng bằng Thành Đô. Nhờ vậy, vùng đất này trở nên trù phú bậc nhất thời bấy giờ, người dân không còn lo đói khổ.
Được biết, trong lần trị thủy này, Thái thú Lý Băng đã cho chế tác 5 con tê giác khổng lồ bằng đá để làm thú trấn thủy. Trong số đó, có 2 con được đưa tới Thành Đô, 3 con còn lại được đặt tại Đô Giang Yểm.
Từ các thông tin thu thập được, các chuyên gia phán đoán con tê giác nặng 8 tấn được phát hiện rất có thể là một trong những “thần thú” mà nhà Tần đã dùng để trị thủy vào thời điểm đó. Tính tới thời điểm hiện tại, đây cũng là con tê giác bằng đá có trọng lượng lớn nhất và được phát hiện sớm nhất ở khu vực Tây Nam Trung Quốc.
Đinh Kim(T/h)