+Aa-
    Zalo

    Hé lộ bí kíp "lão hóa ngược" của Từ Hi Thái hậu: Bột Ngọc Dung chứa phân chim

    (ĐS&PL) - Từ Hi Thái Hậu có dung mạo tuyệt đẹp. Với làn da trắng nõn và nét mặt thanh tú, những người từng được gặp đều coi bà như một hình mẫu về sắc đẹp.

    Từ Hi Thái hậu (1835-1908) nổi tiếng là có nhan sắc "lão hóa ngược". Trong cuốn Ngự Hương Phiểu Miểu Lục (Ghi chép thực tế về sinh hoạt đời thường của Từ Hi thái hậu) do Dục Đức Linh, nữ quan thân cận Từ Hi viết và xuất bản năm 1933, dù tuổi đã cao nhưng Từ Hi vẫn giữ được làn da trắng trẻo, mịn màng và mềm mại "như thiếu nữ".

    Trong cuốn Chân dung Từ Hi, Katharine Augusta Carl, họa sĩ Mỹ đã vẽ chân dung bà từ năm 1903 tới 1904, mô tả thái hậu nhà Thanh đã gần 70 tuổi nhưng "thoạt nhìn chưa tới 40", "khí chất cao sang, khiến người mới gặp lập tức có cảm tình".

    Từ Hi Thái hậu nổi tiếng là người thích ăn diện và chụp ảnh. Bảo tàng Cố Cung ở Bắc Kinh vẫn lưu giữ hơn 100 ảnh chụp của bà diện hơn 30 bộ váy áo lộng lẫy bằng lụa đính ngọc trai cao cấp. Trên người bà đeo đồ trang sức, ngọc bích. Dụng cụ làm tóc của bà có tới 25 món, dùng để uốn và chải nhiều kiểu khác nhau.

    Theo sách cổ, Từ Hy rất chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe, nhan sắc.

    Theo sách cổ, Từ Hy rất chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe, nhan sắc. 

    Lý giải cho vẻ đẹp trẻ mãi không già của Từ Hi Thái hậu, người viết sách tiết lộ bà có nhiều bí quyết gìn giữ nhan sắc vô cùng độc đáo.

    Bí quyết để Từ Hi Thái hậu giữ da đẹp là nhân sâm, ngọc trai và đặc biệt là bột Ngọc Dung, loại mỹ phẩm bà đã sử dụng suốt đời, theo Uyển Hồng Kỳ, nguyên lãnh đạo Bảo tàng Cố Cung.

    Bột Ngọc Dung do các ngự y nhà Thanh chế tạo riêng cho Từ Hi sử dụng vào năm Quang Tự thứ 6 (1881), dựa theo công thức bột Bát Bạch mà phụ nữ cung đình thời nhà Kim sử dụng, gồm bạch đinh hương, bạch tật lê, bạch cương tàm, bạch cập, bạch sửu, bạch chỉ, bạch phụ tử, bạch phục linh.

    Bạch đinh hương là phân của chim sẻ đực, vị đắng, tính ấm, hơi độc, dùng để loại bỏ vết nhăn, làm sáng mắt, giải độc, giảm sưng tấy. Cuốn Nhật Dụng Bản Thảo thời nhà Nguyên mô tả bạch đinh hương giúp "loại bỏ tàn nhang và nhân mụn". Nhiều công thức làm trắng da trong các sách y học cổ truyền Trung Quốc có nguyên liệu từ phân chim.

    Bột Ngọc Dung chỉ dùng 6 trong số 8 loại thảo mộc trong bột Bát Bạch, bỏ thêm 8 loại thảo dược là nhụy hoa sen trắng, ưng hi bạch (phân chim ưng), phân bồ câu, rễ cây phòng phong, cam tùng, củ địa liền, bạch liễm, bạch đàn. Các nguyên liệu được mài thành bột mịn, pha với nước thành hỗn hợp sền sệt dùng để mát xa, rửa sạch mặt với nước. Mỗi ngày dùng 2-3 lần.

    Hình ảnh thời trẻ được phục dựng của Từ Hi Thái Hậu

    Hình ảnh thời trẻ được phục dựng của Từ Hi Thái Hậu 

    Ngoài ra, vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng, Từ Hi Thái hậu dùng lòng trắng trứng xoa lên mặt, đắp mặt nạ khoảng 30 phút rồi rửa sạch với nước ấm. Sau đó, thoa nước hoa Sơn Trà vỗ nhẹ nhàng lên mặt. Lòng trắng trứng và nước hoa Sơn Trà có tác dụng tẩy tế bảo chết, se khít lỗ chân lông, khiến da mặt mịn màng, trắng sáng.

    Theo bác sĩ Hoàng Vịnh Tinh, phó trưởng khoa Da liễu, bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Quảng Đông, phân chim có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, tiêu huyết ứ, thanh nhiệt, giảm sưng tấy, tán ứ. Ngoài ra, phân chim còn có tác dụng chữa trị một số bệnh ngoài da do huyết ứ, sinh nhiệt.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/he-lo-bi-kip-lao-hoa-nguoc-cua-tu-hi-thai-hau-bot-ngoc-dung-chua-phan-chim-a430326.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan