+Aa-
    Zalo

    Hầu hết hệ thống điều khiển bằng giọng nói là thổi phồng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Các nhà sản xuất ô tô đang ca ngợi hệ thống thông tin giải trí ra lệnh bằng giọng nói cho phép lái xe không rời vô lăng và không bị mất tập trung vào việc lái xe.

    Các nhà sản xuất ô tô đang ca ngợi hệ thống thông tin giải trí ra lệnh bằng giọng nói cho phép lái xe không rời vô lăng và không bị mất tập trung vào việc lái xe. Giúp lái xe an toàn trong khi vẫn sử dụng hệ thống liên lạc với thế giới bên ngoài. Nhưng thực tế chức năng nay lại vướng nhiều bất cập.

    Hệ thống điều khiển bằng giọng nói gây phân tâm cho người lái xe

    Nhưng nghiên cứu mới cho thấy, sau khi thực hiện một “cuộc gọi rảnh tay”, bật radio hay chức năng khác, lái xe phải mất 27 giây để trở lại sự chú ý lái xe đầy đủ. Theo nghiên cứu được phát hành hôm 23/4 bởi Bộ phận An toàn Giao thông thuộc Hiệp hội Ô tô Mỹ (AAA). Nếu xe đang chạy với tốc độ 40 km/giờ, Thời gian phân tâm đủ để chiếc xe chạy được 1 khoảng cách bằng 3 sân bóng đá. Trong thời gian này, lái xe có thể không trông thấy tín hiệu dừng xe, người bộ hành hoặc xe khác. Nghiên cứu do AAA tài trợ, Đại học Utah thực hiện so sánh các loại hệ thống ra lệnh bằng giọng nói trên các kiểu mẫu xe 2015 cho kết quả : Hệ thống của Chevrolet Equinox, Buick Lacrosse và Toyota 4Runner gây phân tâm ít do trực quan hơn và hiểu được giọng nói tốt hơn. Hệ thống của Ford Taurus, Chevrolet Malibu, Volkswagen Passat, Nissan Altima, Chrysler 200 và Hyundai Sonata không tốt bằng. Hệ thống của Mazda gây phân tâm nhất. Các nhà nghiên cứu nhận thấy hệ thống thông tin của Mazda đòi hỏi nhiều bước hơn, mất nhiều thời gian hơn. Chẳng hạn để chọn đài phát thanh, tài xế phải đọc “tần số” và sau đó phải đọc số trạm phát sóng.

    Người lái xe lớn tuổi có thời gian phân tâm lâu hơn người trẻ tuổi

    Khảo sát 257 người mới nhận xe về nhà được 5 ngày và không nhận được sự trợ giúp. Trong ngày đầu tiên người lái xe gặp khó khăn và sau đó vài ngày vẫn gặp khó khăn trong khi sử dụng công nghệ “rảnh tay”.

    Hệ thống tốt nhất cũng làm người lái xe mất tập trung tối thiểu 15 giây. Người lái xe càng lớn tuổi thời gian phân tâm càng kéo dài so với lái xe trẻ tuổi.

    Một nghiên cứu khác với 65 người tham gia cho thấy ứng dụng Google Now trực quan hơn, làm phân tâm ít hơn Siri của Apple và Cortan của Microsoft.

    Joel Cooper, phó Giáo sư khoa tâm lý, một trong những tác giả của nghiên cứu cho biết hệ thống nhận dạng giọng nói đòi hỏi lái xe phải sử dụng những mệnh lệnh rất cụ thể để thực hiện những nhiệm vụ khác nhau. Ngay cả khi ra lệnh đúng, hệ thống vẫn có thể không hiểu. Khi hệ thống không hoạt động, lái xe sẽ bị phân tâm để chuẩn đoán vấn đề.

    Cooper nói : “Hệ thống chỉ là không đủ tốt, nhà sản xuất ô tô hứa đây là giải pháp an toàn, nhưng nó không hoạt động tốt như họ hứa.”

    Mazda cho biết hệ thống cao cấp hơn giảm bớt sự phân tâm sẽ được sử dụng ở Mazda 6 2016 và những kiểu mẫu mới khác. “Chúng tôi luôn luôn tìm kiếm giải pháp để tạo ra giao diện mượt mà và trực quan hơn.” Công ty nói trong 1 thông báo.

    Hiệp hội Ô tô Hoa Kỳ cho biết họ chia sẻ những phát hiện của mình với cơ quan chính phủ và các nhà lập pháp. Họ cũng khuyến cáo người dùng thận trọng với hệ thống điều khiển bằng giọng nói ngay cả khi xe ngừng ở giao lộ. Hệ thống này có thể khiến tài xế không chú ý khi tín hiệu đã chuyển qua màu xanh.

    Theo: detroitnews

    [mecloud]VFWWJKRg3x[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hau-het-he-thong-dieu-khien-bang-giong-noi-la-thoi-phong-a116662.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.