+Aa-
    Zalo

    Hành trình truy tìm virus Ebola và bí kíp "né" bệnh suốt 40 năm

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Người đầu tiên tìm ra virus Ebola – nhà khoa học Peter Piot đã chia sẻ về các biện pháp đơn giản để phòng tránh căn bệnh chết người này.

    (ĐSPL) – Người đầu tiên tìm ra virus Ebola – nhà khoa học Peter Piot đã chia sẻ về các biện pháp đơn giản để phòng tránh căn bệnh chết người này.

    Người đầu tiên tìm ra virus Ebola

    Cách đây 40 năm, nhà khoa học người Bỉ Peter Piot bắt đầu hành trình nghiên cứu ở khu vực hẻo lánh tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Congo để tìm hiểu nguyên nhân khiến nhiều người dân tử vong vì một căn bệnh bí ẩn.

    Giáo sư Peter Piot (Viện Y học Nhiệt đới ở Antwerp, Bỉ) tiến hành phân tích mẫu máu của một nữ tu sĩ đã chết với các triệu chứng sốt, ho, nôn, tiêu chảy và xuất huyết cả trong lẫn ngoài. Ban đầu, Giáo sư Piot cho rằng đó là virus Marburg. Virus Marburg lần đầu tiên được ghi nhận vào năm 1967 khi 31 người bị bệnh sốt xuất huyết ở các thành phố Marburg và Frankfurt ở Đức và ở Belgrade (thủ đô của Nam Tư). Tuy nhiên, sau khi xem xét, tìm hiểu và tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, ông Piot xác định đó không phải là virus Marburg mà là một loại virus còn kinh khủng hơn nhiều mà trước đó chưa từng được tìm thấy.

    Người đầu tiên tìm ra virus Ebola chia sẻ về “bí kíp” phòng bệnh

    Piot (áo tím) trở lại Yambuku, khu vực từng bị dịch bệnh Ebola, hồi tháng 2/2014.

    Piot đã bay đến Châu Phi để điều tra về loại virus chưa từng có này. Sau nhiều lần chuyển qua các chuyến bay, ông đã đến một ngôi làng gần khu rừng xích đạo nhiệt đới, nằm rất xa trung tâm đất nước Zaire. Ưu tiên đầu tiên với hy vọng ngăn chặn dịch bệnh là tìm hiểu cách thức virus lây truyền. Ông Piot và đồng nghiệp đã phải đặt từng câu hỏi tỉ mỉ để tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh. Cuối cùng nhóm của Piot cũng tìm ra loại virus “có kích thước lớn” và đặt tên là Ebola – một con sông ở Zaire (hiện giờ là Cộng hòa Congo).

    Sau đó, những người bị mắc bệnh và nghi mắc bệnh bắt đầu được cách ly. Người từng tiếp xúc với người bệnh đều được kiểm tra, người dân trong vùng đồng thời được hướng dẫn quy trình chôn cất người chết một cách khoa học và cung cấp nhiều thông tin quan trọng khác; bệnh viện địa phương đóng cửa, nhờ đó, bệnh dịch được ngăn chặn. Khi đó, số người tử vong khoảng gần 300 người.

    Cách phòng bệnh đơn giản

    Mặc dù tiếp xúc và điều trị cho nhiều bệnh nhân nhiễm virus Ebola trong khoảng thời gian ở châu Phi nhưng giáo sư Peter Piot chưa từng bị nhiễm bệnh. Tháng 2 vừa qua, nhân dịp sinh nhật lần thứ 65, ông đã trở lại thăm Yambuku, nơi từng xảy ra dịch bệnh Ebola.

    Người đầu tiên tìm ra virus Ebola chia sẻ về “bí kíp” phòng bệnh

    Những biểu hiện đáng sợ của người nhiễm bệnh Ebola.

    Theo tiến sĩ Piot, chưa có loại thuốc đặc trị vào cho Ebola nhưng về mặt lý thuyết, căn bệnh này có thể dễ dàng đối phó bằng những biện pháp vệ sinh phòng bệnh đơn giản như rửa tay bằng xà phòng, không tái sử dụng kim tiêm, tránh tiếp xúc với thi thể người nhiễm bệnh. Sự sợ hãi virus này cũng như việc trốn tránh đến các trung tâm y tế kiểm tra có thể là nguyên nhân khiến đại dịch Ebola lan rộng.

    Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ riêng đợt bùng phát trở lại lần này từ hồi tháng hai năm nay, virus Ebola đã khiến hơn 1.000 người thiệt mạng. Bốn nước liên quan chính trong đợt dịch này là Guinea, Sierra Leone, Liberia và Nigeria thuộc Tây Phi.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hanh-trinh-truy-tim-virus-ebola-va-bi-kip-ne-benh-suot-40-nam-a45917.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Virus Ebola “tấn công” châu Âu

    Virus Ebola “tấn công” châu Âu

    (ĐSPL) – Virus Ebola đã “tấn công” châu Âu khi nhà truyền giáo Miguel Pajares đã trở thành bệnh nhân đầu tiên của Tây Ban Nha nhiễm virus chết người này.