Là thành viên của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (POP), Chính phủ Việt Nam đã ban hành Kế hoạch quốc gia để thực hiện Công ước này vào 10 tháng 8 năm 2006 tại Quyết định 184/2006/QĐ-TTg.
Kế hoạch đã vạch ra lộ trình ngừng sử dụng và tiêu hủy an toàn POP nói chung và PCB nói riêng tại Việt Nam. Theo đó, PCB sẽ được dừng sử dụng trong các thiết bị và máy móc vào năm 2020 và tiến tới tiêu hủy hoàn toàn vào năm 2028.
Ngày 22/7/2002, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Stockholm và trở thành quốc gia thành viên thứ 14 của Công ước, thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc chung tay góp sức cùng thế giới loại bỏ hoàn toàn các chất POP độc hại trong môi trường tự nhiên và đời sống con người. Để thực hiện Công ước, Việt Nam đã xây dựng Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stockholm tại Quyết định 184/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Kế hoạch 184) ngày 10/8/2006. Kế hoạch 184 đã đưa ra hệ thống các hành động và giải pháp đồng bộ như: Các chính sách, pháp luật, thể chế, quản lý, công nghệ, tài chính, nâng cao nhận thức và hội nhập quốc tế, từng bước đáp ứng yêu cầu của Công ước, vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước. Nằm trong khuôn khổ Kế hoạch Quốc gia này, Việt Nam cam kết: "Giảm thiếu lượng phát thải PCB vào môi trường; loại bỏ việc sử dụng PCB trong các thiết bị, máy móc vào năm 2020 và tiêu hủy an toàn PCB vào năm 2028".
Theo thống kê có 80-85\% số lượng đô thị (từ thị xã trở lên) trong số 755 đô thị sử dụng các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh dẫn đến ô nhiễm môi trường trầm trọng. Mặt khác, nhược điểm của các bãi chôn lấp này là dễ gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm tại các khu vực dân cư lân cận. Ngoài ra, các bãi chôn lấp CTRSH chiếm nhiều diện tích, trong khi quỹ đất đô thị ngày càng hạn hẹp, gây tình trạng quá thải. |
Với cam kết và mục tiêu đề ra, tháng 5/2009, Bộ TN&MT đã phê duyệt "Dự án Quản lý PCB tại Việt Nam" và giao Tổng cục Môi trường (TCMT) là cơ quan chủ trì thực hiện Dự án, trong đó Cục Kiểm soát ô nhiễm đóng vai trò nòng cốt. Cục An toàn môi trường và Kỹ thuật công nghiệp (ATMT) - Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là các đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện. Dự án do Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) tài trợ thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) và đã được triển khai từ tháng 3/2010 tại 63 tỉnh,thành phố trên cả nước.
Ở cấp quốc gia, để triển khai kế hoạch thực hiên Công ước này, Dự án Quản lý PCB tại Việt Nam đã được triển khai với mục tiêu tổng thể là: Xây dựng năng lực quốc gia của Việt Nam nhằm quản lý PCB và lưu trữ an toàn lượng lớn PCB tại các tỉnh trình diễn nhằm tiêu hủy trong tương lai. Từ năm 2010 cho đến nay, Dự án đã và đang hoàn thiện các công tác hoạt động liên quan trực tiếp đến việc xây dựng lộ trình quản lý và tiêu hủy an toàn PCB tại Việt Nam như: Kiểm kê PCB trên toàn quốc; hoàn thiện khung pháp lý quản lý PCB; và xây dựng kế hoạch hành động quốc gia quản lý PCB… Hoạt động kiểm kê PCB trên toàn quốc chính là cơ sở để xây dựng Kế hoạch 184, trong đó các nội dung cụ thể về các hoạt động diễn ra từ nay đến năm 2028.
Với cam kết và mục tiêu đề ra, tháng 5/2009, Bộ TN&MT đã phê duyệt "Dự án Quản lý PCB tại Việt Nam" và giao Tổng cục Môi trường (TCMT) là cơ quan chủ trì thực hiện Dự án, trong đó Cục Kiểm soát ô nhiễm đóng vai trò nòng cốt. Cục An toàn môi trường và Kỹ thuật công nghiệp (ATMT) - Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là các đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện. Dự án do Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) tài trợ thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) và đã được triển khai từ tháng 3/2010 tại 63 tỉnh,thành phố trên cả nước.
Ở cấp quốc gia, để triển khai kế hoạch thực hiên Công ước này, Dự án Quản lý PCB tại Việt Nam đã được triển khai với mục tiêu tổng thể là: Xây dựng năng lực quốc gia của Việt Nam nhằm quản lý PCB và lưu trữ an toàn lượng lớn PCB tại các tỉnh trình diễn nhằm tiêu hủy trong tương lai. Từ năm 2010 cho đến nay, Dự án đã và đang hoàn thiện các công tác hoạt động liên quan trực tiếp đến việc xây dựng lộ trình quản lý và tiêu hủy an toàn PCB tại Việt Nam như: Kiểm kê PCB trên toàn quốc; hoàn thiện khung pháp lý quản lý PCB; và xây dựng kế hoạch hành động quốc gia quản lý PCB… Hoạt động kiểm kê PCB trên toàn quốc chính là cơ sở để xây dựng Kế hoạch 184, trong đó các nội dung cụ thể về các hoạt động diễn ra từ nay đến năm 2028.
Dự án được thực hiện trong vòng 5 năm (từ 2010- 2014), với tổng vốn là 17.500.000 USD (trong đó, vốn viện trợ không hoàn lại của GEF, thông qua WB là 7.000.000 USD và vốn đối ứng của Việt Nam là 10.000.000 USD). Dự án được chia thành 5 Hợp phần: Hợp phần 1: Hoàn thiện khung pháp lý quản lý PCB và Kế hoạch hành động quốc gia quản lý PCB; Hợp phần 2: Trình diễn quản lý PCB; Hợp phần 3: Tăng cường năng lực; Hợp phần 4: Giám sát và đánh giá; Hợp phần 5: Quản lý Dự án.
Dự kiến sau khi Dự án quản lý PCB tại Việt Nam kết thúc vào cuối năm nay, pha 2 của dự án PCB sẽ được thực hiện tiếp nối nhằm xử lý và tiêu hủy tất cả các chất là các vật liệu, thiết bị có PCB đã được lưu giữ tạm thời và phát sinh.
CHÚNG TÔI TIẾP NHẬN TẤT CẢ CÁC THÔNG TIN PHẢN ÁNH VỀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA BẠN ĐỌC 24/24H
LIÊN HỆ: VIỆN NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI\_PHÂN VIỆN PHÍA NAM
ĐỊA CHỈ: 58 Nguyễn Phi Khanh, Phường Tân Định, Quận 1
HOTLINE: 0988.66.66.88 - - 08.6683.7519
EMAIL: [email protected]