Mới đây các nhà khoa học Anh đã phát hiện một lượng kim cương rất lớn đang được chôn giấu khoảng hơn 160 km dưới lòng đất.
Các nhà khoa học cho rằng, có một triệu tấn kim cương được chôn vùi ở "vùng rễ cratonic" - phần cổ xưa nhất có hình chóp núi lộn ngược bên dưới vùng kiến tạo của các lục địa. Chỉ có một phần rất nhỏ được tìm thấy và đó là kho báu được chôn dưới lòng đất 100 dặm, sâu hơn bất kỳ độ sâu nào mà mũi khoan đã từng thâm nhập, theo các nhà nghiên cứu MIT.
Ảnh minh họa. |
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng sóng âm thanh để ước tính các thành phần của lớp vỏ Trái Đất. Họ cho rằng một lượng siêu lớn kim cương được chôn dấu ở "vùng rễ cratonic". Tuy nhiên, tại vùng rễ này chỉ có khoảng 1-2% kim cương. Như vậy còn phần nhiều kim cương vẫn nằm sâu trong lòng đất chưa được phát hiện.
Ulrich Faul, một nhà khoa học nghiên cứu thuộc Khoa Trái đất, khí quyển và khoa học hành tinh của MIT cho biết: "Điều này cho thấy kim cương không phải là khoáng vật kỳ lạ, nhưng trên quy mô địa chất, nó tương đối phổ biến. Ta không thể lấy chúng, nhưng vẫn có rất nhiều kim cương hơn chúng ta đã từng nghĩ trước đây."
Theo tờ Metro, các chuyên gia cho rằng phát hiện khối kim cương siêu lớn lần này có thể phá hủy hoàn toàn nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, chúng vẫn nằm ở vị trí mà với trình độ kỹ thuật hiện nay, con người vẫn chưa thể đào đến đó.
Kiều Trang(T/h)