+Aa-
    Zalo

    Hàng quán không công khai phụ phí dịp Tết Nguyên đán sẽ bị phạt tiền

    (ĐS&PL) - Các cơ sở kinh doanh thu thêm phí dịch vụ khi đón khách trong Tết Nguyên đán là việc phổ biến. Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề về pháp luật, nếu không sẽ bị xử phạt.

    Còn khoảng 2 tuần nữa sẽ đến Tết Nguyên đán, đây cũng là thời điểm nhu cầu tụ họp ăn uống của người dân tăng cao. Cũng vì thế mà các nhà hàng, quán ăn, cà phê,… cũng hoạt động kinh doanh xuyên Tết để phục vụ nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, vào những ngày Tết như vậy, nhiều cửa hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống sẽ phụ thu thêm 10 - 30%, phí dịch vụ để bù cho chi phí trả lương nhân viên và nhiều yếu tố khác.

    hang quan khong cong khai phu phi dip tet nguyen dan se bi phat tien
    Thông thường, các nhà hàng, quán ăn, cà phê,… sẽ phụ thu thêm phí dịch vụ trong dịp Tết Nguyên đán.

    Tuy nhiên tăng giá bao nhiêu, thu thêm bao nhiêu là chuyện khách hàng cần được biết trước khi sử dụng dịch vụ. Trong trường hợp việc tăng giá, phụ thu không được niêm yết cụ thể thì có thể xem là hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 109/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Nghị định 49/2016/NĐ-CP)

    Chia sẻ trên báo Lao động, luật gia Nguyễn Gia Hải (Công ty TNHH Luật Thái Hà) cho biết: “Cơ sở kinh doanh nếu không niêm yết giá tại địa điểm niêm yết, hoặc niêm yết gây hiểu nhầm có thể bị xử phạt lên tới 1 triệu đồng. Nếu cơ sở kinh doanh bán cao hơn giá niêm yết tối đa lên đến 30.000.000 đồng khi bán hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc Danh mục có điều kiện".

    Cụ thể, Điều 12 Nghị định 109/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Nghị định 49/2016/NĐ-CP), chế tài xử phạt hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ gồm:

    "1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa Điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật;

    b) Niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.

    2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần; tái phạm;

    b) Niêm yết giá không đúng giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh Mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá”.

    3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơngiá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc Khoản 5 Điều này.

    4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật ngoài hình thức niêm yết giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, kê khai giá.

    5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.

    6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không công khai về Quỹ bình ổn giá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 5 Điều này, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước".

    Bên cạnh đó, cơ sở kinh doanh phải trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết.

    Ngoài ra, Điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ-CP cũng quy định mức phạt khi có hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính số tiền là từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ được tính phụ thu là 50.000.000 đồng.

    Hiện nay, để xử lý việc phụ thu phí dịch vụ hay tăng giá hàng hóa, dịch vụ trong ngày Tết không hề đơn giản bởi không phải nhà hàng, quán ăn nào cũng đăng ký, thông báo giá niêm yết cho các cơ quan chức năng, theo Phụ nữ mới.

    Vân Anh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hang-quan-khong-cong-khai-phu-phi-dip-tet-nguyen-dan-se-bi-phat-tien-a608077.html
    Người dân tự ý mua pháo về đốt trong ngày Tết bị xử lý như thế nào?

    Người dân tự ý mua pháo về đốt trong ngày Tết bị xử lý như thế nào?

    Thời điểm cuối năm các hoạt động chế tạo pháo, mua bán pháo nổ lại diễn ra phức tạp, gây khó khăn trong công tác kiểm soát của cơ quan chức năng. Trong dịp Tết trên thị trường có nhiều loại pháo, người dân cần phải cân nhắc để lựa chọn loại pháo được sử dụng theo quy định để đảm bảo an toàn và tránh bị xử phạt trong dịp đầu năm.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Người dân tự ý mua pháo về đốt trong ngày Tết bị xử lý như thế nào?

    Người dân tự ý mua pháo về đốt trong ngày Tết bị xử lý như thế nào?

    Thời điểm cuối năm các hoạt động chế tạo pháo, mua bán pháo nổ lại diễn ra phức tạp, gây khó khăn trong công tác kiểm soát của cơ quan chức năng. Trong dịp Tết trên thị trường có nhiều loại pháo, người dân cần phải cân nhắc để lựa chọn loại pháo được sử dụng theo quy định để đảm bảo an toàn và tránh bị xử phạt trong dịp đầu năm.