Dòng sự kiện
      +Aa-
      Zalo

      Hàng nghìn người đi bộ “vượt biển” cầu an ở ngôi miếu giữa biển Vũng Tàu

      (ĐS&PL) - Hàng nghìn người dân và du khách đã đổ về miếu Hòn Bà để cầu an vào sáng ngày 30/1 (mùng 2 Tết).

      Theo Sài Gòn giải phóng, từ khoảng 7h sáng, khi thủy triều rút, người dân rồng rắn kéo nhau ra miếu để thắp nhang, cầu an. Đến giữa buổi, lượng người đông nghẹt, đường lên xuống miếu di chuyển khá chậm.

      Theo Sài Gòn giải phóng, từ khoảng 7h sáng, khi thủy triều rút, người dân rồng rắn kéo nhau ra miếu để thắp nhang, cầu an. Đến giữa buổi, lượng người đông nghẹt, đường lên xuống miếu di chuyển khá chậm.

      Miếu Hòn Bà, tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ rộng khoảng 5.000m2, là một địa điểm tâm linh quan trọng đối với người dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và du khách thập phương.

      Miếu Hòn Bà, tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ rộng khoảng 5.000m2, là một địa điểm tâm linh quan trọng đối với người dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và du khách thập phương.

      Để đến được Miếu Hòn Bà và dâng hương, du khách phải đi bộ trên con đường đá gập ghềnh dẫn ra biển. Điều đặc biệt là con đường này chỉ xuất hiện khi thủy triều xuống, thường kéo dài khoảng hai tiếng đồng hồ.

      Để đến được Miếu Hòn Bà và dâng hương, du khách phải đi bộ trên con đường đá gập ghềnh dẫn ra biển. Điều đặc biệt là con đường này chỉ xuất hiện khi thủy triều xuống, thường kéo dài khoảng hai tiếng đồng hồ.

      Dù phải vượt qua con đường đá chông chênh, gập ghềnh, mọi người đều cảm thấy vui vẻ và hào hứng. Không khí náo nhiệt, tươi vui của những ngày đầu năm mới đã xua tan đi hết những mệt mỏi trên đoạn đường đến Miếu Hòn Bà.

      Dù phải vượt qua con đường đá chông chênh, gập ghềnh, mọi người đều cảm thấy vui vẻ và hào hứng. Không khí náo nhiệt, tươi vui của những ngày đầu năm mới đã xua tan đi hết những mệt mỏi trên đoạn đường đến Miếu Hòn Bà.

      Con đường giữa biển gập ghềnh đá và xuất hiện rất nhiều vỏ hàu sắc nhọn.

      Con đường giữa biển gập ghềnh đá và xuất hiện rất nhiều vỏ hàu sắc nhọn. 

      Để đảm bảo an ninh cho người dân đến dâng hương tại miếu Hòn Bà trong dịp đầu năm Ất Tỵ 2025, chính quyền địa phương đã tăng cường lực lượng an ninh, bố trí túc trực xung quanh khu vực miếu.

      Để đảm bảo an ninh cho người dân đến dâng hương tại miếu Hòn Bà trong dịp đầu năm Ất Tỵ 2025, chính quyền địa phương đã tăng cường lực lượng an ninh, bố trí túc trực xung quanh khu vực miếu.

      Việc đi lễ viếng miếu Hòn Bà vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân thành phố biển Vũng Tàu.

      Việc đi lễ viếng miếu Hòn Bà vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân thành phố biển Vũng Tàu.

      Người dân tin rằng, việc đến viếng miếu Hòn Bà sẽ mang lại sự bình an, may mắn và sức khỏe cho cả gia đình. Đặc biệt, đối với những người làm nghề đánh bắt cá, họ thường xuyên ghé thăm miếu để cầu mong một chuyến đi biển an toàn và thu về nhiều hải sản.

      Người dân tin rằng, việc đến viếng miếu Hòn Bà sẽ mang lại sự bình an, may mắn và sức khỏe cho cả gia đình. Đặc biệt, đối với những người làm nghề đánh bắt cá, họ thường xuyên ghé thăm miếu để cầu mong một chuyến đi biển an toàn và thu về nhiều hải sản.

      Để bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của miếu Hòn Bà, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cùng với người dân địa phương đã và đang nỗ lực trùng tu, bảo dưỡng và quảng bá hình ảnh của ngôi miếu linh thiêng này.

      Để bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của miếu Hòn Bà, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cùng với người dân địa phương đã và đang nỗ lực trùng tu, bảo dưỡng và quảng bá hình ảnh của ngôi miếu linh thiêng này.

      Lịch sử ghi chép, Hòn Bà là một hòn đảo đá duy nhất ở gần mũi Nghinh Phong, Bãi Sau của TP. Vũng Tàu. Vào cuối thế kỷ XVIII, trên đảo tạo lập ngôi miếu nhỏ thờ Thủy Long thần nữ, người giữ vai trò điều hòa khí hậu sao cho mưa thuận gió hòa để ngư dân yên ổn làm ăn, ra khơi đánh cá được thuận lợi và nhiều may mắn. Bởi vậy, miếu có tên là miếu Bà, hay còn gọi là miếu Hòn Bà. Trải qua hơn 200 năm, người dân TP. Vũng Tàu đã nhiều lần đóng góp kinh phí, sửa chữa trùng tu tôn tạo trở thành nơi thờ phụng khang trang.

      Ảnh: Sài Gòn giải phóng, VTC News

      Link bài gốcLấy link
      https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/hang-nghin-nguoi-i-bo-vuot-bien-cau-an-o-ngoi-mieu-giua-bien-vung-tau-a503680.html
      Zalo

      Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

      Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

      Đã tặng:
      Tặng quà tác giả
      BÌNH LUẬN
      Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
      Tin liên quan
      Tin cùng chuyên mục
      Nổi bật trong ngày