+Aa-
    Zalo

    Hãng luật LA DÉFENSE – “Công lý không phải một món quà”

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nếu nhận thức rằng công lý chỉ là một món quà, thay vì truy cầu người ta sẽ có tâm lý chờ đợi, không tự bảo vệ hay nhờ người bảo vệ quyền, lợi ích của chính mình.

    Không phải giá trị tuyệt đối

    Trong tố tụng, Công lý được coi là cam kết mà các chức danh tư pháp phải hướng đến, tuân thủ và thực thi. Nhưng trong các tranh chấp dân sự, hành chính hay kinh doanh thương mại, nội hàm công lý lại khác nhau. Ví như với Nguyên đơn, Công lý là việc được bồi thường thỏa đáng về thiệt hại, còn với Bị đơn công lý thể hiện ở việc được xem xét thấu đáo nguyên nhân xảy ra. Ngay trong một vụ án hình sự, bao giờ phía nạn nhân cũng muốn bị cáo phải bị kết tội và chịu mức án nghiêm khắc nhất. Còn với bị cáo và gia đình của họ thì phải tuyên vô tội hay có tội nhưng hình phạt nhẹ hơn mới là công lý.

    Vậy nên tại Hãng Luật La Défense, chúng tôi cho rằng, không nên coi Công lý là một giá trị tuyệt đối bởi nó là hình dung từ, chỉ có thể định tính mà không định lượng. Công lý nên được coi là đích đến mà các chủ thể phải theo đuổi, truy cầu nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chính mình hay thực hiện nhiệm vụ mà mình được cơ quan, tổ chức, khách hàng giao phó.

    Sứ mệnh nghề nghiệp của Luật sư

    Không phải ngẫu nhiên mà Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam nêu rõ trong Quy tắc số 1 về sứ mệnh của Luật sư là“bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng”. Bảo vệ Công lý là giá trị mà xã hội đòi hỏi ở Luật sư, là tiền đề tạo nên hình ảnh, vị thế và uy tín của mỗi Luật sư trong nghề nghiệp.

    Luật sư đồng nghiệp trình bày quan điểm bảo vệ
    Luật sư đồng nghiệp trình bày quan điểm bảo vệ

    Sự đòi hỏi này xuất phát từ việc đánh giá cao tầm quan trọng của Tư pháp trong duy trì quyền lực Nhà nước, đặc biệt là các quyết định tài phán ảnh hưởng trực tiếp đến quyền con người, quyền tài sản được Hiến pháp công nhận và bảo vệ. Như trong khoa học hình sự, dù đã tách ra thành 3 giai đoạn khác nhau là Điều tra, Truy tố và Xét xử nhưng để tránh oan, sai, tránh một “điểm mờ” nào đó có thể làm lệch hướng việc đánh giá và lượng hình chính xác hành vi phạm tội, các nhà làm luật vẫn đề cao quyền bào chữa, nhờ Luật sư bào chữa, “gỡ tội” để đối trọng với chức năng buộc tội của cơ quan Nhà nước.

    Kết quả của hành trình theo đuổi, truy cầu.

    Các vụ án hình sự thường nhiều áp lực và căng thẳng nhất. Đơn cử vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại tỉnh Đ.N năm 2022 mà Hãng Luật La Défense được gia đình bị cáo là anh N.V.T mời tham gia bào chữa. Trong phiên tòa sơ thẩm anh bị Tòa án nhân dân tỉnh Đ.N tuyên phạt 12 năm tù giam mặc dù trước đó anh đều nhất mực khẳng định mình không có ý thức chiếm đoạt tiền của bị hại. Khi chúng tôi vào cuộc, phải sau gần 2 năm trì hoãn, phiên tòa phúc thẩm mới được mở tại Tòa án nhân dân cấp cao tại TP. HCM. Tại đây nhiều tình tiết mới của vụ án được đưa ra khiến toàn bộ bản án sơ thẩm bị hủy để điều tra, truy tố, xét xử lại. Thân chủ và gia đình vui mừng khôn xiết vì nỗi oan khiên được Luật sư giãi bày thấu đáo trước công đường, nỗ lực bào chữa của Luật sư được Hội đồng xét xử lắng nghe và chấp thuận.

    Áp lực của Bị cáo trong phiên tòa hình sự Sơ thẩm.
    Áp lực của Bị cáo trong phiên tòa hình sự Sơ thẩm.

    Trong các tranh chấp Dân sự, Hành chính hay Kinh doanh Thương mại, mặc dù sức ép pháp luật giảm đi nhưng vai trò của Luật sư không vì thế mà mờ nhạt. Gần đây nhất Hãng Luật La Défense đã bảo vệ thành công cho bà H.T.T là Nguyên đơn khởi kiện Tổng Công ty Đ.L.M.B và Công ty CP. Tập đoàn N.T trong tranh chấp “Bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” sau gần 3 năm theo kiện. Vòng xoay tố tụng kéo dài, thân chủ tưởng như đã kiệt sức vì theo đuổi nhưng Công lý cuối cùng cũng được thực thi, chứng cứ mà Luật sư dày công thu thập đã chứng minh được căn cứ của yêu cầu khởi kiện, thiệt hại về sức khỏe, tinh thần của khách hàng được Hội đồng xét xử chấp nhận, buộc Bị đơn phải thanh toán và khắc phục toàn bộ.

    Phòng làm việc của ông Lưu Tiến Dũng - Chánh Văn phòng
    Phòng làm việc của ông Lưu Tiến Dũng - Chánh Văn phòng

    Trong không gian ngoài tố tụng, vai trò của Luật sư càng được đề cao khi phải uyển chuyển trong việc đại diện cho khách hàng để giải quyết các tranh chấp Đầu tư, Tín dụng hay Bất động sản... Điển hình như vụ việc liên quan đến tài sản hình thành trong tương lai trong các Dự án TNR C.P tỉnh H.B, Venezia Beach tại tỉnh B.T, Sonasea VĐ tại tỉnh Q.N, Vega City tại TP N.T.... Không dừng lại ở việc xác định rõ pháp luật nội dung về điều kiện mở bán hay huy động vốn của Dự án, Hãng Luật La Défense còn phải “đau đầu” xây dựng phương án phù hợp giúp khách hàng và Chủ đầu tư tìm được tiếng nói chung. Bởi trên thực tế, ban đầu phía bên kia thường không nhượng bộ, tranh chấp ngày càng khoét sâu, Luật sư phải gây được sức ép đủ lớn để các bên ngồi lại trên bàn đàm phán, thỏa thuận về việc hòa giải.

    Qua đó mới thấy, việc đến đích không chỉ ở bước đi mà chính yếu là ở lựa chọn hướng đi phù hợp nhất, hiệu quả nhất. Công lý cũng vậy, dù không phải một món quà nhưng nếu tiếp cận đúng, Công lý đôi khi ở rất gần, không xa. ông Lưu Tiến Dũng - Chánh Văn phòng chia sẻ.

    CÔNG TY LUẬT TNHH LA DÉFENSE

    THE POWER OF JUSTICE

    Điện thoại: 024 8888 1118; Website: Ladefense.vn

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/hang-luat-la-defense-cong-ly-khong-phai-mot-mon-qua-a465519.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.