+Aa-
    Zalo

    Hàng loạt ngân hàng đóng góp hơn trăm tỷ hỗ trợ chống dịch và hạn mặn

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Các ngân hàng đã đóng góp 140 tỷ đồng ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 và hỗ trợ người dân thiệt hại do hạn, mặn tại miền Tây.

    Các ngân hàng đã đóng góp 140 tỷ đồng ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 và hỗ trợ người dân thiệt hại do hạn, mặn tại miền Tây.

    Vừa qua, đại diện 15 ngân hàng đã trao biểu trưng hỗ trợ cho Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành và Ngân hàng Nhà nước. Đây được xem là sự chủ động kịp thời của ngành ngân hàng sau khi Thủ tướng kêu gọi toàn dân hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19 và ủng hộ người dân bị thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn.

    Hàng loạt ngân hàng đóng góp hơn trăm tỷ hỗ trợ chống dịch và hạn mặn. Ảnh minh họa

    Trong đó, có 12 ngân hàng thương mại tham gia, mỗi ngân hàng thương ủng hộ 10 tỷ đồng. Đó là, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển TP.HCM (HD Bank), Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB Bank), Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank), Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải (MSB), Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB), Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế (VIB).

    Có 3 ngân hàng thương mại và 1 công ty tài chính, mỗi đơn vị ủng hộ 5 tỷ đồng là: Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (TP Bank), Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bắc ÁBank), Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeaBank), Công ty Tài chính  Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Fe Credit.

    Trước đó, Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng đã giảm một loạt lãi suất điều hành, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế. Qua đó, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng có thêm các nguồn lực để giảm lãi suất cho vay, chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị thiệt hại do Covid-19.

    Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành các văn bản, chỉ đạo trong toàn ngành tăng cường các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID -19 như: Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ; chỉ đạo Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) và Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) tiếp tục triển khai thực hiện chương trình giảm phí dịch vụ lần 2 trong năm 2020.

    Vũ Đậu(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hang-loat-ngan-hang-dong-gop-hon-tram-ty-ho-tro-chong-dich-va-han-man-a315722.html
    Lãi suất ngân hàng tháng 3 giảm nhẹ

    Lãi suất ngân hàng tháng 3 giảm nhẹ

    Lãi suất tiền gửi và cho vay tại nhiều ngân hàng sụt giảm nhẹ. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 5,0% xuống 4,75%.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Lãi suất ngân hàng tháng 3 giảm nhẹ

    Lãi suất ngân hàng tháng 3 giảm nhẹ

    Lãi suất tiền gửi và cho vay tại nhiều ngân hàng sụt giảm nhẹ. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 5,0% xuống 4,75%.