Chỉ có 1 trong số 80 hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh Kon Tum được kiểm định an toàn đập là con số rất đáng chú ý, đặc biệt khi mùa mưa bão đang bắt đầu. Điều đáng nói, đây là thực trạng chung ở nhiều địa phương trên cả nước. PV báo ĐS&PL đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Dương - Phó Vụ trưởng vụ Quản lý công trình Thủy lợi và An toàn đập (tổng cục Thủy lợi - bộ NN&PTNT) để mổ xẻ nguyên nhân cũng như giải pháp xử lý vấn đề này.
PV: Hiện 79/80 hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh Kon Tum chưa được kiểm định an toàn đập. Trong khi đó, khu vực Tây Nguyên đang bắt đầu vào mùa mưa bão, thiên tai có thể ập đến bất cứ lúc nào. Ông nhận định sao về thực trạng này?
Ông Lê Văn Dương: Hiện đang tồn tại thực tế, không riêng tỉnh Kon Tum mà nhiều địa phương trên cả nước đều rơi vào tình trạng các hồ thủy điện đến hạn nhưng chưa được kiểm định an toàn đập. Cái khó là tùy vào kinh phí từng địa phương mà việc kiểm định hồ có được thực hiện đúng thời hạn, tiến độ hay không.
PV: Nhưng thưa ông, hiện đang vào mùa mưa lũ, nếu các hồ thủy lợi không được kiểm định đúng thời hạn, trường hợp xảy ra sự cố ai sẽ chịu trách nhiệm?
Ông Lê Văn Dương: Bộ NN&PTNT chỉ quản lý về mặt Nhà nước và giao cho UBND các tỉnh vận hành, giám sát, quản lý trực tiếp các hồ thủy lợi. Vụ Quản lý công trình thủy lợi và An toàn đập chủ trì xây dựng hướng dẫn, tổ chức kiểm tra, tổng kết việc thực hiện phân cấp quản lý khai thác và tổ chức quản lý hệ thống công trình thủy lợi; hướng dẫn việc lập và thực hiện quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi; hỗ trợ về mặt tư vấn kỹ thuật đưa ra giải pháp xử lý triệt để và an toàn bảo đảm bền vững công trình... Khi xảy ra sự cố, trách nhiệm thuộc về UBND tỉnh.
PV: Như ông vừa nói, các hồ thủy lợi chậm kiểm định an toàn là do thiếu kinh phí. Vậy chúng ta phải chấp nhận cảnh “mất bò mới lo làm chuồng”, thưa ông?
Ông Lê Văn Dương: Không thể làm gì khác được trong bối cảnh hiện nay. Hằng năm, bộ NN&PTNT có văn bản chỉ đạo, đôn đốc các tỉnh tổ chức kiểm định, giám sát việc kiểm định đúng quy trình. Tuy nhiên, thực tế nhiều tỉnh không có kinh phí để làm việc đó. Bộ cũng không có tiền để “rót” cho các tỉnh. Hơn nữa, về vấn đề này còn nhiều vướng mắc ở luật Đầu tư công. Để vận hành hồ thủy lợi thuận lợi trong mùa mưa bão, trước mắt, phải tăng cường một số trang thiết bị như: Các thiết bị đo mưa trên lưu vực tăng cường khả năng dự báo để hỗ trợ cho công tác vận hành. Rà soát phương án đảm bảo an toàn đập trong mùa mưa lũ, đảm bảo an toàn hạ du qua đó xây dựng cơ chế phối hợp thông tin tuyên truyền để khi xảy ra tình huống lũ lớn phải xả lũ chủ động tránh ngập lụt vùng hạ du, đảm bảo an toàn tính mạng người dân.
PV: Như ông lý giải, việc chậm kiểm định do thiếu kinh phí nhưng với quy định 5-7 năm mới kiểm định hồ thủy lợi một lần liệu có bất cập, phát hiện sự cố?
Ông Lê Văn Dương: Theo quy định, tất cả các đập này sau 5 - 7 năm phải kiểm định an toàn đập 1 lần (đối với đập dưới 10 triệu m3 nước), đó là quy định “cứng”. Tuy nhiên, hàng năm UBND tỉnh phải chỉ đạo các ban quản lý đập kiểm tra, theo dõi sát sao diễn biến thực tế. Nếu phát hiện rò rỉ, thấm... phải kịp thời khắc phục. Thực tế, tại một số địa phương, trong số những đập chưa được kiểm định có nhiều đập bị biến dạng mái đập do xói lở vùng hạ lưu, nước thấm qua nền và thân đập ở mức độ nhẹ. Để an toàn trong mùa mưa này, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị quản lý đập báo cáo tình trạng thấm qua thân đập thường xuyên để có biện pháp xử lý kịp thời những diễn biến xấu xảy ra. Ngoài ra, còn có nhiều tràn xả lũ có tình trạng lún nứt nhỏ, có nguy cơ sụp đổ khi mưa lớn. Chính vì thế, trong quá trình giám sát thường niên, nếu phát hiện có sự cố lớn cần “khám tổng thể” cho hồ thủy lợi. Ban quản lý các đập phải lập dự án, xin kinh phí sửa chữa. Bên cạnh đó, hàng năm, trước và sau mùa mưa lũ, ban quản lý đập phải có đánh giá tình trạng sử dụng hồ thủy lợi để có phương án vận hành tốt nhất. PV: Xin cảm ơn ông! Box:
79/80 hồ thuỷ lợi chưa kiểm định an toàn
Theo chi cục Thủy lợi, sở NN&PTNT tỉnh Kon Tum, trên địa ban co 80 hô thuỷ lơi thì co đên 79 hô chưá chưa đươc kiêm định an toan. Đây la môt thưc tê đang lo ngai. Thưc trang chung tôn tai ơ cac hô thuỷ lơi naỳ la hiên tương đâp bị biên dang mai do xoi lơ vung ha lưu, nươc thâm qua nên va thân đâp. Để ưng pho vơi muà mưa baõ săp tơi, tỉnh đa chỉ đaọ cac đơn vị chưc năng quan ly đâp Đăk Sia 1, Kon Tu Zôp, Tea Hao... va hô Nươc Ngot không tích nươc đê phuc vu theo thiêt kê mà theo doi baó caó thương xuyên đê co biên phap xư ly kịp thơi nhưng diên biên xâu xaỷ ra. Tại Gia Lai, sở NN&PTNT tỉnh này đã tiến hành kiểm tra 112 hồ chứa lớn, nhỏ trên địa bàn, phát hiện 12 hồ chứa bị biến dạng phần mái đập, trong đó 1 hồ dung tích trên 1 triệu m3 nước, 27 hồ bị hư hỏng hạng mục tràn xả lũ, trong đó có 23 hồ dung tích dưới 1 triệu m3, 3 hồ bị xói lở thân tràn, đuôi tràn... Đối với các hồ chứa dung tích trên 1 triệu m3 mới chỉ có 4 hồ được kiểm định an toàn tập. Trong khi đó, 8 hồ chứa đã tới hạn hoặc phải nâng cấp nhưng chưa được kiểm định theo quy định. Riêng các hồ dung tích dưới 1 triệu m3 mới chỉ có 1 hồ thực hiện kiểm định, còn lại 95 hồ chưa kiểm định.
HƯƠNG LAN – HỒ NAM
Báo giấy Đời sống & Pháp luật số 89