Không phải lúc nào chúng ta cũng có cơ hội được lắng nghe những câu chuyện thật của chính những người từng làm việc tại Apple dưới thời Steve Jobs. Và mỗi khi có cơ hội, chúng ta lại khám phá thêm được nhiều điều thú vị trong cách Steve Jobs xây dựng văn hoá công ty.
Tờ báo Business Insider của Mỹ vừa đăng tải một buổi phỏng vấn với bà Allison Johnson, cựu phó chủ tịch mảng marketing truyền thông toàn cầu của Apple, một trong số ít những người được làm việc trực tiếp với Steve Jobs trong giai đoạn 2005 - 2011.
Bà Allison Johnson, cựu phó chủ tịch mảng marketing truyền thông toàn cầu của Apple, trả lời phỏng vấn
Không phải lúc nào chúng ta cũng có cơ hội được lắng nghe những câu chuyện thật của chính những người từng làm việc tại Apple dưới thời Steve Jobs. Và mỗi khi có cơ hội, chúng ta lại khám phá thêm được nhiều điều thú vị trong cách Steve Jobs xây dựng văn hoá công ty.
Tờ báo Business Insider của Mỹ vừa đăng tải một buổi phỏng vấn với bà Allison Johnson, cựu phó chủ tịch mảng marketing truyền thông toàn cầu của Apple, một trong số ít những người được làm việc trực tiếp với Steve Jobs trong giai đoạn 2005 - 2011.
Bà kể rằng, hai từ bị ghét nhất ở Apple dưới thời Steve Jobs là "thương hiệu" (branding) và "tiếp thị" (marketing).
Bà nhớ lại, trong tâm trí của Steve, thương hiệu hay bị người ta liên tưởng tới quảng cáo truyền hình và những thứ rất nhân tạo. Trong khi đó, điều quan trọng nhất phải là mối quan hệ giữa con người và sản phẩm. Vì thế từ "thương hiệu" tại đây được coi là một từ "xấu xí".
Còn với từ marketing, Johnson nói rằng "Marketing" có nghĩa là khi ta đang phải bán cho ai đó. Nếu bạn không mang lại giá trị gì cho khách hàng, không truyền đạt cho khách biết về giá trị sản phẩm hoặc không giúp họ khai thác được sản phẩm tối đa, thì bạn đang đi "bán hàng" đó. Rõ ràng là không nên như vậy."
Nhưng chẳng phải marketing là sở trường của Apple hay sao? Sao phòng marketing toàn cầu tại Apple lại có thể nói rằng "marketing" là từ bị cấm? (câu hỏi người phỏng vấn)
Trả lời một câu hỏi tương tự của người phỏng vấn, Johnson giải thích rằng Apple coi mục đích của các chiến dịch ra mắt là truyền bá cách sử dụng sản phẩm mới cho công chúng bằng những con đường giao tiếp hiệu quả, làm cho trải nghiệm của họ trở nên thật tuyệt vời. Điều quan trọng là đội ngũ marketing phải sát cánh với đội phát triển sản phẩm và đội kỹ sư. Vì vậy, chúng tôi hiểu đối với sản phẩm, điều gì là quan trọng, động lực để một công ty tạo ra sản phẩm là gì, họ mong chờ sản phẩm đạt được điều gì và vai trò của nó trong cuộc sống của con người ra sao? Chính vì vậy, "chúng tôi luôn truyền tải được rõ ràng trên mọi kênh tiếp thị và tuyền thông", bà John nói.
Bà kể rằng, hai từ bị "ghét" và bị "tẩy chay" nhất ở Apple dưới thời Steve Jobs là "thương hiệu" (branding) và "tiếp thị" (marketing).
Bà nhớ lại, trong tâm trí của Steve, thương hiệu hay bị người ta liên tưởng tới quảng cáo truyền hình và những thứ rất nhân tạo. Trong khi đó, điều quan trọng nhất phải là mối quan hệ giữa con người và sản phẩm. Vì thế từ "thương hiệu" tại đây được coi là một từ "xấu xí".
Còn với từ marketing, Johnson nói rằng "Marketing" có nghĩa là khi ta đang phải bán cho ai đó. Nếu bạn không mang lại giá trị gì cho khách hàng, không truyền đạt cho khách biết về giá trị sản phẩm hoặc không giúp họ khai thác được sản phẩm tối đa, thì bạn đang đi "bán hàng" đó. Rõ ràng là không nên như vậy."
Nhưng chẳng phải marketing là sở trường của Apple hay sao? Sao phòng marketing toàn cầu tại Apple lại có thể nói rằng "marketing" là từ bị cấm? (câu hỏi người phỏng vấn)
Trả lời một câu hỏi tương tự của người phỏng vấn, Johnson giải thích rằng Apple coi mục đích của các chiến dịch ra mắt là truyền bá cách sử dụng sản phẩm mới cho công chúng bằng những con đường giao tiếp hiệu quả, làm cho trải nghiệm của họ trở nên thật tuyệt vời. Điều quan trọng là đội ngũ marketing phải sát cánh với đội phát triển sản phẩm và đội kỹ sư.
Vì vậy, chúng tôi hiểu đối với sản phẩm, điều gì là quan trọng, động lực để một công ty tạo ra sản phẩm là gì, họ mong chờ sản phẩm đạt được điều gì và vai trò của nó trong cuộc sống của con người ra sao? Chính vì vậy, "chúng tôi luôn truyền tải được rõ ràng trên mọi kênh tiếp thị và tuyền thông", bà John nói.
Nguyễn Hảo (Dịch từ entrepreneur)