(ĐSPL) – Đã 18 tháng nay, người dân xã Hòa Hải, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) vào sẻ phát, lấn chiếm rừng, đất lâm nghiệp để trồng keo trái phép tại TK 192, đồng thời ngăn cản Công ty TNHH MTV Cao su Hương Khê thực hiện khai hoang, trồng mới cao su trên diện tích đất đã được UBND tỉnh cho thuê để trồng cao su.
Trong thời gian qua, vụ việc người dân xã Hòa Hải, huyện Hương Khê vào sẻ phát, lấn chiếm rừng, đất lâm nghiệp để trồng keo trái phép tại TK 192, đồng thời ngăn cản Công ty TNHH MTV Cao su Hương Khê thực hiện khai hoang, trồng mới cao su trên diện tích đất đã được UBND tỉnh cho thuê để trồng cao su, diễn ra từ tháng 11/2012, tính đến nay đã 18 tháng. Mặc dù Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Hương Khê đã chỉ đạo giải quyết, xử lý vụ việc tranh chấp bằng nhiều văn bản (trong đó Thường trực Tỉnh ủy có một văn bản, UBND tỉnh có 6 văn bản, Thường trực Huyện ủy và UBND huyện Hương Khê có 12 văn bản) và tổ chức 15 cuộc họp nhưng vẫn chưa giải quyết được.
Đặc biệt ngày 19/12/2013, UBND tỉnh Hà Tĩnh có thông báo số 503/TB-UBND về kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp triển khai một số nhiệm vụ cấp bách cuối năm và các nhiệm vụ sau kỳ họp HĐND tỉnh; trong đó có giao nhiệm vụ cho Sở Nông nghiệp & phát triển Nông thôn: “… khẩn trương phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan chỉ đạo xử lý tranh chấp đất, rừng tại huyện Hương Khê (Tiểu khu 226, 192) và các nội dung có liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp …”
Ông Nguyễn Quốc Bảo, Phó phòng TNMT huyện Hương Khê đang trao đổi với PV. |
Để tìm hiểu về vụ việc tranh chấp, PV báo ĐS&PL đã có cuộc tiếp xúc với ông Trần Thanh Hà, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Hương Khê. Ông Hà cho biết: Trong việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Công ty đã thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nội dung: Phối hợp chặt chẽ với tổ công tác của BTV Huyện ủy, cấp ủy chính quyền xã Hòa Hải để thực hiện công tác tuyên truyền đến tận nhà các hộ dân; hoàn thành việc đóng mốc ranh giới ngoài thực địa trên diện tích Công ty được UBND tỉnh cho thuê để trồng cao su và giao quản lý bảo vệ; xây dựng phương án, kế hoạch chốt chặn đồng thời phối hợp với UBND xã, các phòng ngành huyện Hương Khê triển khai thực hiện phương án bảo vệ rừng tại TK 192.
Để đẩy nhanh tiến độ xử lý vụ việc tranh chấp, Công ty đã tổ chức các cuộc họp với các ngành: Tài nguyên Môi trường, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tư pháp, Thanh tra, Hạt kiểm lâm, Công an huyện, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND, Trưởng công an, cán bộ địa chính, lâm nghiệp xã Hòa Hải. Đồng thời, Công ty đã phối hợp với các thành phần nêu trên tiến hành khảo sát thực địa trên toàn bộ diện tích 324,5ha, Công ty được UBND tỉnh cho thuê để trồng cao su, tuyến đường vào khoảnh 9a, khoảnh 10 Tiểu khu 192 (Diện tích UBND xã Hòa Hải có phương án giao đất, giao rừng cho các hộ dân), kiểm tra hiện trạng rừng, đất lâm nghiệp sau cơn bão số 10 và số 11, theo thông báo số 140/TB-UBND ngày 09/12/2013 về kết luận của đồng chí Chủ tịch UBND huyện tại cuộc họp chỉ đạo, xử lý tranh chấp đất, rừng tại Tiểu khu 192, xã Hòa Hải; kết quả cuộc họp và khảo sát thực tế tại hiện trường, Công ty đã có báo cáo UBND tỉnh, các ngành, UBND huyện tại văn bản số: 86/BC-CSHK ngày 17/2/2014 và số 114/BC-CSHK ngày 27 tháng 02 năm 2014.
Ngoài ra, Công ty đã có nhiều phương án hỗ trợ nhân dân mở đường vào khoảnh 9a,khoảnh 10 Tiểu khu 192 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được giao đất, giao rừng với tổng chiều dài 5.538m; hỗ trợ cho các hộ dân đã sẻ phát, xâm chiếm, trồng cây keo trái phép trên đất của Công ty (bao gồm cả tiền nhân công và cây giống); hỗ trợ 50\% kinh phí cho các hộ dân làm thủ tục, hồ sơ nhận đất, nhận rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại khoảnh 9a, khoảnh 10 của tiểu khu 192.
Sau 2 năm tranh chấp, vụ việc vẫn chưa được các bên làm sáng tỏ. Ngày 03/04/2014, Công ty đã gửi phương án cho UBND huyện và các phòng, ngành có liên quan, tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay, Công ty chưa nhận được sự phản hồi và ý kiến chỉ đạo tiếp theo, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất tại Tiểu khu 192 vẫn tiếp tục bị ngưng trệ, Công ty bị lỡ thời vụ và thiệt hại hơn 20 vạn cây giống cao su (giá trị 5 tỷ đồng). Năm 2014, khi mùa vụ trồng cao su đã đến gần, với tình hình hiện tại, Công ty tiếp tục gánh chịu những tổn thất nặng nề về kinh tế, chưa kể các khoản đã nộp vào ngân sách tỉnh, xã và các khoản chi phí thuê tư vấn khảo sát cận dự án, đánh giá tác động môi trường.
Sự việc chưa dừng lại ở đó, hiện nay, người dân vẫn tiếp tục lén lút xẻ phát, xâm chiếm trồng cây keo trái phép trên các diện tích còn lại trong số diện tích Công ty đã được UBND tỉnh cho thuê. Đặc biệt nghiêm trọng hơn, người dân sử dụng lửa để xử lý thực bì gây nên cháy rừng trong mùa nắng nóng.
Để khẳng định việc đúng sai trong quá trình tranh chấp, lấn chiếm, chúng tôi đã có cuộc làm việc với ông Nguyễn Quốc Bảo, Phó phòng TNMT huyện Hương Khê và được ông khẳng định: “Công ty TNHH MTV Cao Su Hương Khê được UBND tỉnh Hà Tĩnh cho thuê đất, xét về mặt pháp lý thì hoàn toàn hợp lý. Về hành vi lấn chiếm của các hộ dân tại tiểu khu 192 là trái với quy định của pháp luật. |