+Aa-
    Zalo

    Hà Nội phản hồi ra sao về đề xuất dùng 200 tỷ đồng ngân sách bù giá nước sông Đuống

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sau khi xem xét, Thường trực HĐND TP. Hà Nội không chấp thuận đề xuất của UBND Thành phố về việc dùng ngân sách trợ giá mua nước sạch của nhà máy nước mặt sông Đuống.

    Sau khi xem xét, Thường trực HĐND TP. Hà Nội không chấp thuận đề xuất của UBND Thành phố về việc dùng ngân sách trợ giá mua nước sạch của nhà máy nước mặt sông Đuống.

    Hồi tháng 12/2018, liên ngành Tài chính - Xây dựng và Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội, Công ty cổ phần Nước sạch số 2 Hà Nội, Công ty nước mặt Sông Đuống đề nghị UBND thành phố Hà Nội xem xét chấp thuận giá bán của nhà máy nước mặt Sông Đuống cho các đơn vị là 7.700 đồng/m3.

    Liên ngành cũng đề xuất phương án cấp bù phần thua lỗ của hai đơn vị mua nước của Công ty nước mặt Sông Đuống cũng như cho chính Công ty này. Tổng số tiền dự kiến cấp bù mua nước sạch sông Đuống trong năm 2019 khoảng 200 tỉ đồng.

    Hà Nội phản hồi ra sao về đề xuất dùng 200 tỷ đồng ngân sách bù giá nước sông Đuống. Ảnh: Tiền phong

    Sau khi xem xét đề xuất của liên ngành Thành phố, UBND Thành phố Hà Nội đã có văn bản xin ý kiến Thường trực HĐND Thành phố Hà Nội về việc tiếp tục tạm thời thanh toán cho Công ty Cổ phần nước mặt Sông Đuống theo giá bán buôn đã thống nhất là 7.700 đồng/m3 và chấp thuận phương án tạm thời trợ giá phần chênh lệch giữa giá thành sản xuất, phân phối, tiêu thụ với giá bán lẻ nước sạch bình quân.

    Thường trực HĐND TP Hà Nội đã giao Ban kinh tế - ngân sách nghiên cứu, thẩm duyệt đề xuất của UBND Thành phố và nhận thấy đề xuất trên là thiếu các yếu tố cần thiết so với quy định hiện hành.  Vì vậy, Thường trực HĐND TP. Hà Nội không chấp thuận dùng ngân sách cho việc bù giá mua nước sạch sông Đuống.

    Được biết, Công ty Cổ phần Nước mặt sông Đuống (SDWTP) là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 8/6/2016 với hoạt động chính là sản xuất và cung cấp nước. Thời gian hoạt động là 50 năm.

    Các cổ đông sáng lập của công ty bao gồm: Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội (10%), Công ty TNHH MTV Ứng dụng Công nghệ mới và Du lịch - Newtatco (5%), CTCP Đầu tư Việt Nam - Oman 27% (nhà đầu tư ủy thác góp vốn), CTCP nước Aqua One 58% (nhà đầu tư ủy thác góp vốn).

    Tổng vốn đầu tư cho dự án là gần 5.000 tỷ đồng (tương đương 224,4 triệu USD), trong đó vốn góp để thực hiện dự án là hơn 999,6 tỷ đồng (44,88 triệu USD), chiếm 20% tổng vốn đầu tư. Vốn vay là gần 4.000 tỷ đồng.

    Từ tháng 7/2017, Hà Nội tạm tính giá bán lẻ nước sạch đến từng hộ gia đình của nhà máy nước sạch sông Đuống là 10.246 đồng/m3 (chưa bao gồm thuế VAT) với lộ trình tăng giá tối đa 7%/năm.

    Mức giá mua nước của nhà máy nước Sông Đuống hiện cao hơn nhiều so với mức giá mua của nhà máy nước sạch Sông Đà. Công ty Cổ phần Nước sạch sông Đà đang cấp nước sạch cho các đơn vị Viwaco và Hà Đông với giá bán 5.069,76 đồng/m3 và đang có lãi lớn.

    Vũ Đậu(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ha-noi-phan-hoi-ra-sao-ve-de-xuat-dung-200-ty-dong-ngan-sach-bu-gia-nuoc-song-duong-a303022.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Hôm nay Hà Nội chính thức tăng giá nước sạch

    Hôm nay Hà Nội chính thức tăng giá nước sạch

    Giá nước sinh hoạt trên địa bàn Hà Nội chính thức tăng theo 4 mức sử dụng khác nhau từ hôm nay. Để bù lỗ cho giá thành sản xuất nước cao hơn giá bán, trong 2 năm tiếp theo (năm 2014 và 2015), mỗi năm Hà Nội tăng giá nước một lần.