+Aa-
    Zalo

    Hà Nội: Nhiều bất thường trong công tác đấu thầu tại trường Đại học Khoa học tự nhiên

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nhà thầu “quen mặt” trúng thầu với tỷ lệ tiết kiệm siêu thấp, nhiều công ty trượt gói thầu này nhưng lại trúng gói thầu tương tự, hiện tượng “quân xanh, quân đỏ”,… đó là

    Nhà thầu “quen mặt” trúng thầu với tỷ lệ tiết kiệm siêu thấp, nhiều công ty trượt gói thầu này nhưng lại trúng  gói thầu tương tự, hiện tượng “quân xanh, quân đỏ”,… đó là những bất thường trong công tác đấu thầu tại trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.

    Nhà thầu “quen mặt” trúng thầu sát giá

    Tính từ đầu năm 2018 đến 02/2020, trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội (Đại học KHTN – Đại học QGHN) đã thực hiện 27 gói thầu mua sắm công với tổng số tiền  trên 14 tỷ đồng.

    Theo phản ảnh của bạn đọc, các gói thầu tại Đại học KHTN đang diễn ra với nhiều điểm bất thường như: nhà thầu “quen mặt” trúng thầu với tỷ lệ tiết kiệm siêu thấp, gói thầu mua sắm thuộc về các hộ kinh doanh cá thể, nhiều công ty trượt gói thầu này nhưng lại trúng một gói thầu tương tự,…

    Trường ĐH KHTN

    Theo tìm hiểu, những công ty liên tục có mặt trong các gói thầu của trường ĐH KHTN là:Cửa hàng thiết bị hóa chất và Dịch vụ Hóa Sinh; Cửa hàng vật tư khoa học kỹ thuật Thiện Minh;  Cửa hàng Hoá chất vật tư Khoa học kỹ thuật DM; Cửa hàng thiết bị và vật tư KHKT; Cửa hàng trang thiết bị y tế Đặng Thị Hiền;…

    Chỉ tính riêng Cửa hàng thiết bị hóa chất và Dịch vụ Hóa Sinh đã trúng tổng cộng 8 gói thầu với giá trị 3.985.938.000, chênh lệch so với giá mời thầu 13.137.000. Tiết kiệm cho ngân sách 0,3%.

    Các gói thầu tại ĐH KHTN đều có tỷ lệ tiết kiệm “siêu thấp”

    Ngoài ra, nhiều gói thầu có mức tiết kiệm thấp khó tin như tại gói thầu “Mua laser tích hợp được cho thiết bị quang phổ Raman HORIBA model Labram HR800 phục vụ đề tài mã số ĐTĐLCN-1/18”,  công ty Công ty TNHH Sao Đỏ Việt Nam trúng thầu với giá trị 1.190.000.000đ, không lệch 1 đồng so với giá mời thầu. Hay việc công ty Cổ phần EMIN Việt Nam trúng gói thầu “Mua thiết bị đợt 2 phục vụ dự án SEA-PLASTIC-EDU” trị giá 1.059.311.000, tiết kiệm đúng 26.000.

    Việc nhà thầu “quen mặt”, trúng thầu với mức tiết kiệm thấp như vậy khiến dư luận không khỏi thắc mắc về tính minh bạch cũng như nguồn vốn đầu tư công có đảm bảo trong công tác đấu thầu tại trường Đại học KHTN – Đại học QGHN.

    Điệp khúc "trúng - trượt" khó tin

    Tại Gói thầu “Mua quang phổ kế Raman mini 2 – kit phục vụ phép đo dư lượng kháng sinh của đề tài mã số ĐTĐLCN-1/18”, Công ty CP Đầu tư AKG Việt Nam trúng với giá 1.310.000.000, chênh lệch 600.000 so với giá mời thầu.

    Gói thầu này, Công ty TNHH ATEK Việt Nam và Công ty TNHH Hỗ trợ PTCN Điện & Viễn thông trượt thầu với lý do:“Không đáp ứng về mặt năng lực và kinh nghiệm; Có giá chào cao hơn giá gói thầu”.

    Sự trượt thầu vô lý của nhà thầu trong gói thầu “Mua quang phổ kế Raman mini 2 – kit phục vụ phép đo dư lượng kháng sinh của đề tài mã số ĐTĐLCN-1/18”

    Tiếp đó, là tình trạng các Hộ kinh doanh cá thể tham gia vào các gói thầu tại trường Đại học KHTN. Nhiều cửa hàng thuộc diện “quen mặt” khi liên tục trượt gói thầu này nhưng trúng gói thầu khác.

    Cửa hàng thiết bị và vật tư KHKT là một  minh chứng điển hình.

    Đầu năm 2019, cửa hàng này trúng gói thầu “Mua sắm phụ kiện sắc ký và chất chuẩn phục vụ đề tài” với giá 963.600.000. Tuy nhiên, trong Quý II&III, lại liên tiếp trượt các gói thầu có giá trị thấp hơn gói thầu mình trúng để cho đơn vị khác trúng thầu với lý do không đủ năng lực về tài chính.

    Vòng luẩn quẩn cứ thế tiếp diễn, đến cuối năm 2019, cửa hàng thiết bị và vật tư KHKT lại trúng gói thầu giá trị 582.170.000 tại gói thầu “Cung cấp hóa chất, thiết bị và dụng cụ năm thứ nhất cho đề tài mã số KHCN-TNB/14-19”.

    Có thể thấy, gói thầu mua sắm lớn thì đủ năng lực tài chính, gói thầu mua sắm nhỏ lại bị đánh trượt bởi không đủ năng lực tài chính. Điều này khiến dư luận một lần nữa nghi vấn: có hay không hiện tượng các doanh nghiệp nhường nhau "thâu tóm" các gói thầu.

    Anh Nguyễn Anh D., một trong những chủ doanh nghiệp thường xuyên thực hiện các gói thầu trên mạng đấu thầu Quốc gia khẳng định:“Trước khi làm hồ sơ dự thầu, doanh nghiệp phải cân nhắc, ngoài việc đáp ứng năng lực về kinh nghiệm và tài chính thì phải cân đo làm sao để giá bỏ thầu thấp hơn giá mời thầu. Việc doanh nghiệp đưa ra giá bỏ thầu cao hơn cả giá trị mời thầu là một việc làm hết sức vô lý, trừ khi muốn mình trượt thầu”.

    Một bất cập trong việc Hộ kinh doanh cá thể khi tham gia đấu thầu đó là: Hộ kinh doanh cá thể không thể xuất hóa đơn GTGT (khoản 4 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, sửa đổi bổ sung 2013). Mặt khác, quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 5 Thông tư 39/2014/TT-BTC về nguyên tắc tạo lập hóa đơn khi thực hiện việc mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ thì hộ kinh doanh cá thể không thuộc trường hợp được phép tự in, đặt in hóa đơn hay mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế có thẩm quyền.

    Trong các gói thầu ký hợp đồng kinh tế với đơn vị sự nghiệp công lập như Đại học KHTN – Đại học QGNH - đối tượng nộp thuế giá trị gia tăngVAT theo phương pháp khấu trừ, được quy định tại Luật thuế GTGT và Thông tư 219/2013/TT- BTC, Nghị định 209/2013/NĐ-CP).

    Vì vậy, câu hỏi đặt ra là, các Hộ kinh doanh cá thể phải xử lý thế nào khi ký hợp đồng kinh tế nhưng không thể xuất hóa đơn GTGT. Liệu các gói thầu ký kết với Hộ kinh doanh cá thể có “nằm ngoài sổ sách”?

    Để có thông tin khách quan, đa chiều, phóng viên đã nhiều lần nhiều lần liên hệ làm việc với  trường Đại học KHTN – Đại học QGNH nhưng đơn vị này liên tục tìm cách trì hoãn trả lời.

    Lê Tuấn – Duy Trung

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ha-noi-nhieu-bat-thuong-trong-cong-tac-dau-thau-tai-truong-dai-hoc-khoa-hoc-tu-nhien-a322879.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan