+Aa-
    Zalo

    Hà Nội dự kiến điều chỉnh giá nước sau 7 năm không tăng

    (ĐS&PL) - Theo Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội, liên ngành thành phố đang xây dựng phương án điều chỉnh giá nước sạch sau 7 năm không tăng.

    Tại cuộc họp báo thường kỳ của UBND TP.Hà Nội diễn ra vào chiều 9/3, ông Mai Công Quyền, Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội, cho biết liên ngành thành phố đang xây dựng phương án điều chỉnh giá nước sạch sau 7 năm không tăng. Hà Nội đang thẩm định giá thành sản xuất, lưu thông làm cơ sở phương án điều chỉnh giá nước sạch.

    Dự kiến, đầu năm 2023 liên ngành của thành phố sẽ trình UBND TP.Hà Nội xem xét, quyết định phương án điều chỉnh giá.

    ha noi du kien tang gia nuoc sach dspl 11
    Hà Nội dự kiến điều chỉnh giá nước sau 7 năm không tăng. Ảnh minh họa 

    Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội cho biết, trên địa bàn Hà Nội hiện nay có 11 công ty nước sạch với tổng công suất từ các nhà máy tập trung đạt trên 1,5 triệu m3/ngày. Hà Nội cũng còn 149 xã chưa có nước sạch, trong đó 121 xã đã giao nhà đầu tư nhưng chưa thực hiện và 28 xã chưa có nhà đầu tư đề xuất dự án.

    Ông Quyền cho hay, giai đoạn 2013 - 2015, giá nước trung bình tăng khoảng 20%/năm. Từ năm 2016 đến 2019, giá nước không tăng. Năm 2019, TP.Hà Nội đã giao cơ quan chuyên môn rà soát xây dựng phương án điều chỉnh giá nước sạch nhưng do dịch COVID-19 và Chính phủ chỉ đạo chưa điều chỉnh giá một số mặt hàng là đầu vào các ngành sản xuất nên chưa xem xét điều chỉnh.

    Đến nay, giá nước sinh hoạt tại Hà Nội đang áp dụng theo Quyết định 38 ngày 19/9/2013. Cụ thể, 10 m3 nước đầu tiên 5.973 đồng/m3; tối đa 15.929 đồng/m3 khi dùng trên 30 m3.

    Ông Quyền cũng cho biết, phương án điều chỉnh được liên ngành thành phố xây dựng từ năm 2019, có lộ trình 3 năm 2020 - 2022 với giá nước sạch tăng lần lượt là 7.466 đồng/m3; 8.960 đồng/m3 và 9.963 đồng/m3 cho 10 m3 đầu tiên.

    Nói về xây dựng phương án giá của các doanh nghiệp, ông Sáng cho biết Sở Tài chính sẽ phối hợp với các Sở, Ngành bám sát quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư 44, để triển khai thực hiện đồng thời căn cứ từng bước trong điều kiện, khả năng của người dân để có lộ trình điều chỉnh phù hợp.

    Theo ông Sáng, hiện chi phí cấu thành giá nước sạch như tiền lương, nhân công... tăng dẫn đến phải điều chỉnh giá nước sạch để vừa đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân, doanh nghiệp, vừa khuyến khích các chủ thể sử dụng nước tiết kiệm đồng thời giúp các doanh nghiệp giảm chi phí, chống thất thoát, thu hút việc đầu tư vào sản xuất, phân phối nước sạch...

    Thủy Tiên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ha-noi-du-kien-dieu-chinh-gia-nuoc-sau-7-nam-khong-tang-a568299.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Ngừng lãng phí thức ăn, tiết kiệm nước sạch để trái đất xanh hơn

    Ngừng lãng phí thức ăn, tiết kiệm nước sạch để trái đất xanh hơn

    Tình trạng lãng phí thức ăn và nước sạch đang là vấn nạn được thế giới quan tâm bởi lượng thức ăn lãng phí hằng năm đáng ra có thể giải quyết được nạn đói, hơn nữa lãng phí thực phẩm một trong những nguyên nhân gây phát thải khí nhà kính, gia tăng tình trạng biến đổi khí hậu và lãng phí tài nguyên thiên nhiên, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.